Quy định ủy quyền lấy sổ đỏ ngân hàng mới năm 2023

21/04/2023 | 13:56 544 lượt xem Trà Ly

Khi đã trả hết số nợ ngân hàng, người vay có thể lấy sổ đỏ đã thế chấp. Tuy nhiên, do có những lí do cá nhân khác nhau mà người vay không thể tự mình đến lấy sổ đỏ được. Vì vậy, những người này có nhu cầu ủy quyền cho người khác lấy sổ đỏ đã thế chấp tại ngân hàng hộ mình. Tuy nhiên, việc ủy quyền lấy sổ đỏ ngân hàng phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Nhiều người hiện nay có thể chưa nắm được quy định về ủy quyền lấy sổ đỏ ngân hàng. Vậy, Quy định ủy quyền lấy sổ đỏ ngân hàng như thế nào? Hãy tìm hiểu về vấn đề này cùng Tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

Để thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng phải đáp ứng những điều kiện gì?

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo đó, để thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

+ Có Giấy chứng nhận.

+ Đất không có tranh chấp.

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

Quy định ủy quyền lấy sổ đỏ ngân hàng mới năm 2023

Hồ sơ rút sổ đỏ bị thế chấp Ngân hàng

Để thực hiện giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng, cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

  • Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (bản chính);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản nhà gắn liền trên đất (bản chính);
  • CMND của bên thế chấp;
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất của bên nhận thế chấp hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận thế chấp nếu đơn yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên thế chấp;
  • Các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

Cách rút sổ đỏ bị thế chấp Ngân hàng

Trong trường hợp muốn ủy quyền cho người khác làm thủ tục giải chấp thì sẽ cần thêm Văn bản ủy quyền.

Sau khi đã lấy được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác ở trên đất, cần phải làm thủ tục xóa chấp tại Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận (huyện):

Điều 19 Thông tư 07/2019/TT-BTP Hướng dẫn một số nội dung về việc xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định:

“Điều 19. Xóa đăng ký thế chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP

Trường hợp xóa đăng ký theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP thì tùy từng trường hợp cụ thể, người yêu cầu đăng ký nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và một trong các giấy tờ sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) để thay thế cho giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP:

1. Văn bản giải chấp; văn bản thanh lý hợp đồng thế chấp; hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản khác chứng minh việc xử lý xong toàn bộ tài sản thế chấp;

2. Căn cứ chứng minh việc tài sản bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc quyết định phá dỡ, tịch thu tài sản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp thế chấp, tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

Bước 1: Thực hiện giải chấp – thanh toán nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để bảo đảm tài sản vay

Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ (đã thanh lý hợp đồng vay)

Bước 2: Thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Đối với thủ tục giải chấp tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất còn bắt buộc phải thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai để Văn phòng đăng ký đất đai ghi nhận trên sổ đỏ.

Quy định ủy quyền lấy sổ đỏ ngân hàng

Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Công chứng 2014 quy định việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản và phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Việc ủy quyền được lập thành văn bản có công chứng/chứng nhận theo quy định pháp luật và thường lập thành hợp đồng công chứng;

– Trong văn bản ủy quyền, người ủy quyền thường cho phép người nhận ủy quyền được thay mặt/nhân danh họ thực hiện một số công việc nhất định như: Lập, sửa đổi, ký kết vào các văn bản/tài liệu/giấy tờ liên quan đến thủ tục nhận lại Giấy chứng nhận từ ngân hàng, các công việc khác liên quan tùy nhu cầu của người ủy quyền;

– Theo thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền mà việc ủy quyền này có thể có thù lao hoặc không có thù lao và thường trong một thời hạn nhất định;

– Căn cứ vào tính chất, mức độ quan trọng của giấy tờ, người nhận ủy quyền thường được chọn là người thân thích hoặc người được người ủy quyền tin tưởng.

Ngoài ra, khi nhận lại sổ đỏ, cần thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai/văn phòng đăng ký đất đai/văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) để hoàn tất thủ tục xóa nợ đã vay có tài sản bảo đảm và để sổ đỏ được tiếp tục được tham gia giao dịch.

Như vậy, khi người vay đã hoàn tất thủ tục trả nợ cho ngân hàng mà không thể trực tiếp tới ngân hàng để lấy lại sổ đỏ của mình thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay công việc lấy lại sổ đỏ.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định ủy quyền lấy sổ đỏ ngân hàng mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn của mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ

Căn cứ theo điều 563 Bộ luật dân sự 2015 quy định các bên có thể thỏa thuận về thời hạn ủy quyền hoặc tuân theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập uỷ quyền.

Có thể thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng được không?

Căn cứ Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ như sau:
Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
Theo đó, có thể thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng nếu sổ đỏ này có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Và trong trường hợp cá nhân muốn thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng thì cá nhân phải thông báo cho ngân hàng sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.