Phương án san lấp đất nông nghiệp năm 2023 như thế nào?

06/04/2023 | 15:23 61 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang có nhu cầu muốn san lấp thửa đất nông nghiệp gần nhà mình để làm chỗ để xe cho gia đình, tuy nhiên có thắc mắc không rõ, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là gia đình tôi có thửa đất nông nghiệp gần nhà, thấy thuận tiện nên muốn san lấp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Bạn tôi nói rằng trường hợp này phải xin phép cơ quan có thẩm quyền thì mới được thực hiện nhưng người khác lại nói không cần xin phép. Tôi thắc rằng thực hư quy định này ra sao, phương án san lấp đất nông nghiệp hiện nay như thế nào? Khi tự ý san lấp đất không xin phép thì có bị xử phạt hay không? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Phương án san lấp đất nông nghiệp năm 2023 như thế nào?

Đất nông nghiệp được hiểu là loại đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cụ thể như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,… 

San lấp đất được hiểu là việc dùng công cụ như máy xúc, xẻng, quốc tác động lên đất nông nghiệp nhằm mục đích san phẳng nền đất một công trình xây dựng, mặt bằng quy hoạch. San phẳng được hiểu là việc sử dụng công cụ như máy xúc, xẻng, quốc,.. tác động và mô đất cao trong nội tại vùng đất, từ đó vận chuyển đến các vùng bằng phẳng, thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp nhằm mục đích làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất. 

Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp được hiểu là hành vi làm thay đổi kết cấu đất, giá trị, công dụng của đất khi chưa được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là hành vi trái phép và pháp luật nghiêm cấm, cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định Những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Chiếm, lấn, hủy hoại đất đai.

– Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích.

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với cá nhân, hộ gia đình theo quy định của Luật Đất đai.

– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm trái quy định về quản lý đất đai.

– Gây khó khăn, cản trở đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật,…

Như vậy, theo quy định nêu trên hành vi hủy hoại, lấn chiếm đất đai là trường hợp bị nghiêm cấm thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, do vậy trường hợp tự ý san lấp đất nông nghiệp dẫn tới bề mặt đất cao hơn hoặc thấp hơn các thửa đất liền kề chính là hành vi hủy hoại đất. Hành vi sẽ làm suy giảm chất lượng đất, gây ra ô nhiễm đất, làm biến dạng địa hình, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp

Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp là hành vi hủy hoại đất mà pháp luật nghiêm cấm, do vậy mức xử phạt hành chính khi san lấp trái phép đất nông nghiệp được quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định: 

Đối với những trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức, mức xử phạt như sau:

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu 

Phương án san lấp đất nông nghiệp năm 2023 như thế nào?

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; 

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

Đối với những trường hợp gây ô nhiễm thì theo quy định pháp luật hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, xử phạt hành chính đối với hành vi san lấp đất nông nghiệp trái phép thì áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm nêu trên, đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai

Bên cạnh đó, ngoài việc xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017, năm 2021) như sau:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thủ tục xin san lấp đất nông nghiệp năm 2023

Thủ tục san lấp đất nông nghiệp được pháp luật quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký san lấp đất nông nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

(1) Đơn đề nghị cho phép san lấp đất nông nghiệp;

(2) Phương án san lấp đất nông nghiệp, trong đó cần trình bày về loại đất đắp, độ cao, các cam kết về giao thông, môi trường, thoát nước,….

(3) Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi có đất xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân quận chấp thuận giải quyết bằng văn bản;

(4) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

(5) Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú.

(6) Văn bản ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục san lấp đất nông nghiệp (nếu có). 

Bước 2: 

Nộp hồ sơ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất thông qua bộ phận một cửa.

Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã hợp lệ bộ phận một cửa tiếp nhận và phát giấy hẹn cho người nộp; Trường hồ sơ chưa hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất có trách nhiệm ra thông báo hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân phường có liên quan phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng xác minh và đề xuất.

Bước 4: Nhận kết quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Phương án san lấp đất nông nghiệp năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn thủ tục chia nhà đất sau ly hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Muốn san lấp mặt bằng đất cần đáp ứng điều kiện gì?

Để được tiến hành san lấp mặt bằng thì trước tiên, bạn phải chứng minh được quyền sử dụng đất của mình. Ngoài ra, việc san lấp mặt bằng cũng cần phải đáp ứng được nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được pháp luật quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013:
+ Tuân thủ các biện pháp bảo vệ đất.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cam kết không làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất có liên quan.
Ngoài ra, để đủ điều kiện san lấp mặt bằng hợp pháp thì bạn cũng cần lưu ý tới những chính sách, quy định thuộc UBND cấp tỉnh – Đơn vị quản lý, cấp phép cải tạo mặt bằng trên địa bàn.

Ai có thẩm quyền lập biên bản và xử phạt về hành vi đổ đất, san lấp mặt bằng trái phép?

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 104/2017/NĐ-CP thì: Người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Như vậy, đối với công chức cấp xã được giao nhiệm vụ quản lý công trình thủy lợi mà đang thi hành công vụ thì có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi “san lấp mặt bằng, đổ đất”. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính thì trình Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đến 300.000đ, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu (buộc trả lại mặt bằng nguyên trạng, di dời đất ra khỏi phạm vi công trình thủy lợi).

Hành vi san lấp mặt bằng làm hủy hoại đất bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi có hành vi hủy hoại đất thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 150.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Còn mức phạt với tổ chức khi có hành vi vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.