Những trường hợp không được ra quyết định thu hồi đất

07/09/2022 | 15:02 21 lượt xem Lò Chum

Những trường hợp không được ra quyết định thu hồi đất

Thưa luật sư, nhà tôi mua một mảnh đất gần đường được 6 năm và cách đây một tháng khi mà chúng tôi quyết định xây nhà trên mảnh đất đó thì có thông báo thu hồi mảnh đất đó để xây dựng cầu đi qua bên kia. Tôi muốn hỏi luật sư là các quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Những trường hợp không được ra quyết định thu hồi đất cụ thể ra sao? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Những trường hợp không được ra quyết định thu hồi đất? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP
  • Thông tư 30/2014/TT-BTNMT

Thu hồi đất là gì?

Khái niệm thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lí theo quy định của Luật đất đai.

Quy định pháp luật về thu hồi đất

Theo Điều 16 Luật đất đai năm 2013, Nhà nước thu hổi đất trong các trường hợp:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai

Hơn nữa, Luật đất đai năm 2013 quy định rõ các trường hợp thu hồi đất mà không bổi thường (Điều 82); việc thu hồi đất và quản lí quỹ đất đã thu hồi (Điều 68) và bồi thường tái định cư cho người có đất bị thu hồi (Điều 74) nhằm không những bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của xã hội mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người sử dụng đất, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Việc thu hồi đất chuyển từ cơ chế hành chính (do Uỷ ban nhân dân các cấp hay còn gọi là cơ quan công quyền thực hiện) sang cơ chế kinh tế (do Tổ chức phát triển quỹ đất hay còn gọi là tổ chức kinh tế thực hiện) phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Bên cạnh việc thu hồi đất, Nhà nước còn tiến hành việc trưng dụng đất có thời hạn trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh, thiên tai hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác (Điều 72).

Mặt khác, thẩm quyền thu hồi đất được quy định rất cụ thể:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất. (Điều 66).

Những trường hợp không được ra quyết định thu hồi đất

Tại Khoản 2 Điều 71 Luật đất đai 2013 đã quy định về những điều kiện để tiến hành thực hiện quyết định thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, theo đó, khi những trường hợp khác không đáp ứng đầy đủ những điều kiện( người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục, quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành, người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành) thì những trường hợp này sẽ không được cưỡng chế thu hồi đất. Bởi lẽ việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.  Việc cưỡng chế thu hồi đất sẽ kéo theo rất nhiều những hậu quả pháo lý sau đó như: bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng…., do đó việc cưỡng chế thu hồi đất phải có căn cứ cũng như phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật, nếu không thuộc những trường hợp được cưỡng chế thu hồi đất thì sẽ không được tiến hành cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.  Nếu các trường hợp không được cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất mà cớ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành cưỡng chế thu hồi đất thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp nhà nước thu hồi đất

Người sử dụng đất được thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất,  được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. Nhà nước quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

Những trường hợp không được ra quyết định thu hồi đất
Những trường hợp không được ra quyết định thu hồi đất

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thứ nhất, Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Việc thu hồi đất vì mục đích, quốc phòng, an ninh thường được xác định là thu hồi đất để thực hiện việc xây dựng, tạo dựng các công trình an ninh quốc phòng như nơi đóng quân, trụ sở làm việc của cơ quan công an, quân đội, hoặc xây dựng thành căn cứ quân sự, cảng, ga quân sự, hay kho tang của lực lượng vũ trang; hoặc xây dựng để dựng thành trường bắn, thao trường, khu thử nghiệm hoặc phá bỏ vũ khí quân sự, xây dựng nhà công vụ. Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013.

Thứ hai, Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng. Việc thu hồi đất để nhằm thực hiện các dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công trình công cộng – dân sinh, khu đô thị, khu công nghiệp, hay các công trình giao thông, thủy lợi, điện lực và các dự án phát triển kinh tế – xã hội hoặc dự án công trình công cộng khác do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư, hoặc các dự án khác do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận. Các trường hợp này cũng được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật đất đai năm 2013.

Thứ ba, Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Người đang sử dụng đất có thể bị Nhà nước thu hồi đất nếu trong quá trình sử dụng đất có một trong các hành vi vi phạm quy định của luật đất đai được quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, Điều 15, Điều 66, 100 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Thứ tư, Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc do việc sử dụng đất có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người. Việc quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp này được thực hiện khi có một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật đất đai năm 2013, cụ thể gồm các trường hợp:

– Người đang sử dụng đất tự nguyện trao trả đất lại cho Nhà nước.

– Người sử dụng đất là cá nhân bị chết và không có người thừa kế; trường hợp người sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì bị giải thể, phá sản, không có nhu cầu sử dụng đất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh.

– Đất đang sử dụng nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sụt lún, sạt lở, bị ảnh hưởng thiên tai là mối đe dọa tính mạng con người.

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng đã hết thời hạn sử dụng đất và không được gia hạn.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Những trường hợp không được ra quyết định thu hồi đất. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Người bị thu hồi đất có được nhận quyết định thu hồi đất không?

Căn cứ tại Điều 66 Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền thu hồi đất như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Ai là người có thẩm quyền quyết định thu hồi đất nông nghiệp?

UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất 90 ngày, UBND cấp tỉnh phải ban hành thông báo thu hồi đất và gửi đến từng người có đất thu hồi, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư bị thu hồi đất. Sau khi tiến hành lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì UBND cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày. Quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được gửi đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ mức bồi thường, thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng,…

Thửa đất bị Nhà nước thu hồi và xảy ra tranh chấp thì giải quyết thế nào?

Trước khi mà Nhà nước thu hồi mảnh đất thì đã xác định được chủ sở hữu và tiến hành đền bù cho chủ sở hữu mảnh đất. Do đó, trong trường hợp này không có cơ sở để tranh chấp về thừa kế và Tòa án sẽ không giải quyết bởi trong trường hợp này, di sản đó sẽ được chia theo pháp luật và đã xác định chủ sở hữu trước khi thu hồi.
 Trong trường hợp này nếu như chia theo pháp luật, sẽ thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế mà pháp luật quy định. Và Tòa án sẽ tiến hành phân chia diện tích mảnh đất cho những người thuộc hàng thừa kế.