Những tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu

30/12/2022 | 13:52 97 lượt xem SEO Tài

Theo quy định của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hiện hành chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở và có các loại giấy tờ chứng mình việc tạo lập nhà ở một cách hợp pháp thì khi đó sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay còn được biết đến với tên gọi khác là sổ hồng hay sổ đỏ, là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyèn cấp cho chủ sở hữu, được xem như là chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản đất đai đó. Vậy những tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay không? Hãy cùng bộ phận tư vấn đất đai của Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Giấy chứng nhận quyền sở hữu là gì?

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy để ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tuy nhiên không phải bất cứ tài sản nào đang được chiếm hữu, sử dụng cũng đều sẽ được chứng nhận quyền sở hữu.

Những tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu

Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về 07 tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là sổ đỏ) khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

(2) Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;

(3) Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(4) Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Những tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu
Những tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu

(5) Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

(6) Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

(7) Tài sản tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

Có được chứng nhận quyền sở hữu với cây lâu năm không?

Căn cứ vào Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về chứng nhận quyền sở hữu với cây lâu năm như sau:

Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm

Chủ sở hữu cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi có một trong các giấy tờ sau:

1. Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;

2. Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

3. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu cây lâu năm đã có hiệu lực pháp luật;

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

5. Đối với tổ chức trong nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư để trồng cây lâu năm theo quy định của pháp luật về đầu tư;

6. Trường hợp chủ sở hữu cây lâu năm không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Những tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục chia thừa kế nhà đất hiện nay… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Tài sản gắn liền với đất là gì?

Theo Điều 104 Luật Đất đai 2013, tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm. Căn cứ khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu tài sản gắn liền với đất là bất động sản, bao gồm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất đai. Khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì liệt kê các loại tài sản gắn liền với đất sau: nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

04 tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ là tài sản nào?

Theo Điều 104 Luật Đất đai 2013, 04 tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là sổ đỏ) bao gồm:
– Nhà ở;
– Công trình xây dựng không phải là nhà ở;
– Rừng sản xuất là rừng trồng;
– Cây lâu năm.

Đăng ký tài sản trên đất được hiểu là như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: ” Đăng ký tài sản trên đất hay còn được gọi đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”