Những sai phạm trong quản lý đất đai

27/08/2022 | 09:04 29 lượt xem Hương Giang

Thực trạng trong công tác quản lý đất đai vẫn còn rất nhiều thiếu sót, đa phần đến từ những cán bộ, công chức thuộc các cơ quan quản lý đất đai ở các cấp. Hơn nữa, nguyên nhân còn đến một phần vì hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay còn nhiều bất cập và vướng mắc. Vậy theo quy định, những sai phạm trong quản lý đất đai bao gồm những hành vi nào? Đối tượng nào bị xử lý sai phạm trong quản lý đất đai? Cá nhân có được quyền khiếu nại tố cáo nếu phát hiện hành vi sai phạm trong công tác quản lý đất đai không? Mời bạn theo dõi bài viêt sau đây của Tư vấn luật đất đai để được làm rõ Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật đất đai trong thời gian qua như thế nào nhé.

Căn cứ pháp lý

Đối tượng bị xử lý sai phạm trong quản lý đất đai

Theo Điều 96 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai gồm:

– Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

– Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính cấp xã (xã, phường, thị trấn) có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai như: Công chức thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, cán bộ, công chức thuộc Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)…

– Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý, cụ thể:

+ Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm: Công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;

+ Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

+ Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;

+ Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Những sai phạm trong công tác quản lý đất đai

Những sai phạm trong quản lý đất đai
Những sai phạm trong quản lý đất đai

Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính

Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính gồm hành vi:

– Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;

– Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.

Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các hành vi sau:

– Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;

– Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

– Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gồm các hành vi:

– Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa;

– Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm các hành vi:

– Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể:

Khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì phải thông báo trước cho người có đất bị thu hồi như sau: Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp (đất ở, đất phi nông nghiệp khác) thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết.

– Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

– Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;

– Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Vi phạm quy định về trưng dụng đất

Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi dưới đây:

– Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng;

– Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định, cụ thể: Nhà nước chỉ trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý

Vi phạm gồm các hành vi dưới đây:

– Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích;

– Sử dụng đất sai mục đích;

– Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.

Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính

Vi phạm quy định về thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, gồm các hành vi:

– Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;

– Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;

– Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;

– Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;

– Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;

– Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;

– Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;

– Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Những sai phạm trong quản lý đất đai”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

 Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật đất đai trong thời gian qua như thế nào?

Thực tế cho thấy, các vi phạm trong quản lý đất đai xảy ra chủ yếu ở 03 nhóm vấn đề sau:
 (1) Vi phạm trong công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. Tình trạng một thửa đất, một khu đất được thể hiện trên nhiều loại bản đồ, nhiều tờ bản đồ với thông tin về số thửa, diện tích, loại đất khác nhau là rất phổ biến.
(2) Vi phạm trong quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tình trạng có dự án thì điều chỉnh quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch để hợp pháp hóa việc thu hồi đất xảy ra tại một số địa phương.
(3) Vi phạm trong công tác đăng ký đất đai, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. Đây là nhóm vấn đề còn nhiều tồn tại, hạn chế và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khiếu kiện nhiều và ngày càng tăng.
Các khiếu kiện liên quan đến đất đai tập trung chủ yếu ở khiếu kiện về thu hồi, bồi thường; đăng ký, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cá nhân có được quyền khiếu nại tố cáo nếu phát hiện hành vi sai phạm trong công tác quản lý đất đai không?

Khi biết những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức như trên, nếu có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì cá nhân được quyền khiếu nại; nếu vi phạm pháp luật nhưng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì có quyền tố cáo.
Như vậy, cá nhân hoàn toàn có thể tố cáo.

Một số hạn chế và vướng mắc trong Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất?

Mặc dù Luật đất đai đã quy định tương đối chi tiết và đầy đủ về các phương thức định giá đất với nguyên tắc cơ bản. Tuy nhiên, nhiều tiêu chí liên quan đến việc xác định số tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất cũng như phương án bồi thường còn mang tính định tính, chưa rõ ràng và mức giá bồi thường trên thực tế thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, thậm chí có trường hợp việc giải phóng mặt bằng đã thực hiện xong từ rất lâu nhưng tiền bồi thường giải quyết rất chậm.
Mặt khác, tiền đền bù cho người dân rất thấp nhưng giá bán kinh doanh của doanh nghiệp được giao thực hiện dự án lại quá cao; cùng vị trí đất giống nhau nhưng được chia thành nhiều dự án, giá đến bù của mỗi dự án cũng khác nhau; sự thay đổi mục đích sử dụng đất quá nhanh, ví dụ như ban đầu thu hồi đất để phục vụ dự án với mục đích lợi ích công cộng, chi phí đền bù thấp nhưng chỉ trong thời gian ngắn có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất kinh doanh giá rất cao.
Đây là một trong những nguyên nhân gây bức xúc cho công dân, dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện hành chính, khi người dân cho rằng họ quyền và lợi ích hợp pháp của họ liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa được đảm bảo.