Chào Luật sư hiện nay tôi có việc cần một số tiền lớn. Gia đình và người quen đều không cho tôi vay tiền được nên tôi phải đi vay ngân hàng. Trước đây tôi có mua mảnh đất nhưng sổ đỏ do em tôi đứng tên giùm. Tôi cũng có nói với em tôi về việc này và kêu em tôi đưa sổ đỏ cho tôi. Bây giờ tôi muốn dùng sổ đỏ đi thế chấp vay ngân hàng có được hay không? Nhờ đứng tên sổ đỏ vay ngân hàng được không? Nhờ đứng tên sổ đỏ thì chứng minh việc đứng tên giùm như thế nào? Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
“Nhờ đứng tên sổ đỏ vay ngân hàng” được chúng tôi tư vấn luật đất đai cho bạn như sau:
Thế nào là ủy quyền cho người khác thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng?
Hiện nay việc thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng được quy định ở Bộ luật dân sự. Đây là thủ tục quan trọng và được xem xét rất kỹ lưỡng. Có trường hợp người vay tiền ủy quyền để người khác thế chấp. Khái niệm về ủy quyền cho người khác thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng hiện nay như sau:
Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về ủy quyền như sau:
Ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên bao gồm bên ủy quyền và bên được ủy quyền, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh, đại diện cho bên ủy quyền.
Và bên ủy quyền sẽ tiến hành cho trả thù lao nếu như giữa các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc giấy ủy quyền, hoặc pháp luật có quy định.
Hiện nay, pháp luật không có hành vi cấm ủy quyền cho việc vay thế chấp ngân hàng bằng sổ đỏ. Như vậy, việc ủy quyền vay thế chấp hoàn toàn được pháp luật công nhận. Bởi thực tế có những trường người có tài sản bảo đảm vì lý do nào đó không thể tự đi đi vay thế chấp ngân hàng, do đó có thể ủy quyền cho người khác để vay ngân hàng hộ.
Do đó người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng sau khi có hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền của người có tài sản bảo đảm, cụ thể là sổ đỏ nhà đất. Tuy nhiên, việc ủy quyền đi vay hộ như này cũng xảy ra khá nhiều rủi ro. Bởi thực tế cũng đã xảy ra rất nhiều vụ việc lừa đảo khi ủy quyền vay thế chấp và dẫn đến nợ xấu. Do đó, các ngân hàng thường muốn chủ sở hữu tài sản đảm bảo có mặt để vay thế chấp để hạn chế những vấn đề rủi ro, tranh chấp xảy ra.
Nhờ đứng tên sổ đỏ vay ngân hàng được không?
Hiện nay để dễ quản lý và dễ kiểm soát cũng như tránh những tranh chấp không đáng có thì đất của ai sẽ do người đó đứng tên trên sổ đỏ. Vậy nhưng trên thực tế có trường hợp đứng tên giùm trên sổ đỏ. Vậy liệu Nhờ đứng tên sổ đỏ vay ngân hàng được không? Luật có cho phép đứng tên giùm trong trường hợp này không?
Theo thông tin của bạn thì bạn là người đứng tên trên sổ đỏ thì trên hợp đồng vay nợ bạn cũng vẫn sẽ là người đứng tên. Vì thế về mặt pháp lý bạn là bên vay trong hợp đồng vay tài sản.
Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Do đó về nguyên tắc, khi một người tự nguyện ký tên vào hợp đồng vay tiền giúp người khác và người đó có đủ năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì giao dịch dân sự đó có hiệu lực. Vì vậy khi đến hạn, người đứng tên trên hợp đồng phải có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi (nếu có).
Trường hợp người đứng tên trên hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay có quyền nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình. Sau khi trả tiền cho chủ nợ thì bạn có quyền yêu cầu người bạn kia phải trả khoản vay đó cho bạn. Nếu người đó vẫn không trả lại cho bạn thì bạn cũng có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu trả nợ cho mình. Nếu có căn cứ chứng minh việc đứng tên ký vay tiền giúp người khác là do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Thủ tục ủy quyền vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng ra sao?
Hiện nay để vay thế chấp sổ đỏ thì cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian thì có thể ủy quyền cho người rành về thủ tục này để thực hiện vay tiền. Quy định về thủ tục ủy quyền vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng hiện nay như sau:
Dưới đây là thủ tục thực hiện ủy quyền cho người khác thế chấp sổ đỏ vay tại ngân hàng, cụ thể là:
Bước 1: Lập hợp đồng ủy quyền vay thế chấp tại ngân hàng:
Để được đi vay “hộ” tại ngân hàng thông qua sổ đỏ đất của người có ý định đi vay thì phải cần có giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Và hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền này sẽ được công chứng, chứng thực.
Hồ sơ cần thực hiện công chứng bao gồm:
– Dự thảo hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.
– Giấy tờ tùy thân của hai bên bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
– Giấy tờ nhà đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.
Bước 2: Tiến hành lập hồ sơ để thực hiện vay vốn tại ngân hàng:
Sau khi đã có hợp đồng ủy quyền/giấy ủy quyền, chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiện hợp đồng vay vốn tại ngân hàng:
– Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu từng ngân hàng).
– Giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.
– Giấy tờ tùy thân của hai bên bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân,…
– Giấy tờ chứng minh thu nhập (hợp đồng lao động, bảng lương, hợp đồng cho thuê nhà…).
Bước 3: Thực hiện công chứng hợp đồng vay thế chấp số đỏ:
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về những hợp đồng bắt buộc phải được công chứng, chứng thực có liên quan đến quyền sử dụng đất, cụ thể trong đó bao gồm:
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Hồ sơ để thế chấp vay tiền có cần công chứng không?
Ngày nay để tăng tính xác thực của văn bản thì hầu hết những văn bản quan trọng cần được công chứng. Vậy hồ sơ thế chấp vay tiền có cần công chứng những giấy tờ có trong hồ sơ hay không? Quy định hiện hành hồ sơ thế chấp vay tiền được thực hiện như sau:
Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC).
– Dự thảo hợp đồng ủy quyền.
– Bản sao Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người đi vay.
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó (trong đó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất).
– Hợp đồng ủy quyền.
Thông tin liên hệ
Luật sư tư vấn luật đất sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nhờ đứng tên sổ đỏ vay ngân hàng được không?” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là Mức bồi thường thu hồi đất…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Câu hỏi thường gặp
Có trường hợp nhờ người khác đứng tên sổ đỏ dẫn đến mất trắng tài sản, có trường hợp lấy lại được đất nhưng tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Bởi, tại khoản 16, Điều 3 Luật đất đai 2013: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thường được gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, việc một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ xác định người đó là chủ sở hữu đối với đất.
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Căn cứ quy định nêu trên, việc ông bạn cho em ruột của bạn mượn để vay vốn ngân hàng thì người đứng tên thế chấp có nghĩa vụ trả nợ thay cho em ruột khi em ruột không còn khả năng trả nợ. Theo thỏa thuận giữa ông bạn và em ruột, việc cho mượn sổ đỏ có nghĩa là ông bạn đã đồng ý đem tài sản của gia đình để bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ của em ruột. Ông bạn là người bảo lãnh trong hợp đồng thế chấp. Và trong trường hợp em ruột không trả được nợ, bên bảo lãnh (ông bạn) phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh (em ông). Sau khi trả xong nợ thì mới lấy lại được sổ đỏ. Nếu không trả được nợ ngân hàng sẽ xử lý tài sản đã thế chấp theo quy định