Người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước

19/01/2023 | 06:42 45 lượt xem SEO Tài

Xin chào Luật sư, tôi có đứa con định cư bên Canada đã được 14 năm. Tuổi đã lớn nên tôi muốn để lại di chúc thức kế cho đứa con gái duy nhất này. Nhưng mà con gái tôi nó theo bố đi định cư ở nước ngoài từ bé, còn tôi đã về nước. Quốc tịch của con gái tôi là quốc tịch Canada, quốc tịch nước ngoài nên tôi đang không biết con gái tôi có thể thừa kế quyền sử dụng đất căn nhà tôi đang ở không? Người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước không? Tôi xin chân thành cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tư vấn luật đất đai. Hi vọng bài viết sau sẽ giúp ích được cho bạn trong tình huống này.

Căn cứ pháp lý

Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

Quyền sử dụng đất là quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát sinh trên cơ sở quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các giao dịch nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Như vậy, thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất của người đã chết cho người còn sống qua hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người đang sống. Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người sống theo ý nguyện của người chết để lại.

Yếu tố nước ngoài: Theo quy định của BLDS 2015 quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ thuộc trường hợp sau:

  • Trong các bên tham gia có ít nhất một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân có quốc tịch Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
  • Thừa kế có yếu tố nước ngoài: Có thể hiểu là quan hệ thừa kế có ít nhất một trong các bên tham gia là người nước ngoài; đối tượng của quan hệ thừa kế như tài sản, quyền tài sản, nghĩa vụ dân sự ở nước ngoài, hoặc sự kiện dẫn đến phát sinh thừa kế xảy ra ở nước ngoài.
Người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước
Người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước

Thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài là gì?

Theo quy định của BLDS 2015, bất động sản gồm :

  • Đất đai
  • Nhà cửa, công trình xây xây dựng gắn liền với đất đai như : công trình phụ, nhà vệ sinh, giếng nước, bể nước..
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình nhà ở, ví dụ như điều hòa gắn liền với nhà, Cây cối gắn liền với đất …
  • Tài sản khác theo quy định pháp luật.

Căn cứ khoản 2 Điều 680, Thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Theo pháp luật Việt Nam, bất động sản là một loại tài sản đặc biệt phải được cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. Đất đai liên quan đến chủ quyền quốc gia nên không được phép chuyển giao tăng cho đất cho người có quốc tịch nước ngoài

Điều 186 Luật đất đai 2013 thì người nước ngoài đủ điều kiện được mua nhà tại Việt Nam thì sẽ được hưởng thừa kế nhà ở trong thời hạn được nhà nước quy định. Có các quyền mua bán, tặng cho, thừa kế trong thời hạn luật định.

Trường hợp người nước ngoài không đủ điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của bất động sản đó và đương nhiên không phát sinh quyền thừa kế, mua bán, tặng cho đối với bất động sản.

Người thừa kế mang quốc tịch nước ngoài thì có được nhận thừa kế ở Việt Nam?

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:

“Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Bên cạnh đó tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của của người lập di chúc như sau:

“Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:

  1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
    Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Dù thế nào, ý nguyện cuối cùng của người để lại di chúc cũng được tôn trọng và thực hiện.

Ngoài ra, theo quy định pháp luật thì người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa di sản của mình. Vì vậy, dù người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay người nước ngoài, pháp luật nước ta luôn công nhận, miễn là di chúc hợp pháp.

Người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước không?

Căn cứ Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất như sau:

“Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

  1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
    …”
    Ngoài ra tại Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định về nhận quyền sử dụng đất như sau:

“Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất

  1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

    đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
    …”
    Theo đó, pháp luật chỉ công nhận đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tức là còn giữ quốc tịch Việt Nam. Theo thông tin mà chị cung cấp thì con của chị đã thôi quốc tịch Việt Nam nên đã là người nước ngoài.

Do vậy, nếu di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Theo đó, hoàn toàn có thể lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho mình. Nhưng chỉ được hưởng giá trị mà không được trực tiếp sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Thủ tục khai nhận thừa kế

Thủ tục thông báo khai nhận di sản như bạn nói được quy định tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 75/2000/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Việc thoả thuận phân chia di sản, việc khai nhận di sản phải được niêm yết. Việc niêm yết do cơ quan công chứng thực hiện tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó.

Trong trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ là bất động sản, thì việc niêm yết được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên; nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Cơ quan công chứng phải cử người trực tiếp niêm yết, có sự chứng kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Trong trường hợp di sản chỉ là động sản, nếu cơ quan công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì cơ quan công chứng có thể uỷ thác cho Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc niêm yết theo hướng dẫn nêu trên.

Nội dung niêm yết nêu rõ: họ, tên người để lại di sản; họ, tên của những người thoả thuận hoặc người khai nhận và quan hệ với người để lại di sản; danh mục di sản được thoả thuận phân chia hoặc được khai nhận; cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người được hưởng di sản, bỏ sót di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho cơ quan thực hiện công chứng.

Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm bảo quản việc niêm yết, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết.

Hiện nay, luật công chứng không quy định cụ thể về vấn đề này nhưng việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế và văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vẫn được thực hiện theo quy định trên.

Trường hợp bạn nêu ra vẫn niêm yết thông báo trong ba mươi ngày nhưng do điều kiện có người đang nước ngoài không về nước trong thời gian dài được nên có thể tiến hành theo hai cách sau:

– Cách thứ nhất:

  • Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế, gồm: Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; Dự thảo văn bản thừa kế (nếu có); Bản sao giấy tờ tuỳ thân; Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có (như giấy chứng tử của người để lại di sản; giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ của người thừa kế với người để lại di sản).
  • Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (như: giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người ở nhà làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao).
  • Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như thông thường. Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế. Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình.

– Cách thứ hai:

  • Nếu người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.
  • Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
  • Trong Giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế …). Đồng thời ghi rõ nội dung ủy quyền như: “Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.”
  • Sau khi có Giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Tư vấn Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài

Khi được thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài, người được thừa kế chuẩn bị hồ sơ khai nhận thừa kế gửi đến văn phòng công chứng hoặc UBND nơi có di sản thừa kế.
Hồ sơ cần có những giấy tờ sau đây:
Đơn yêu cầu công chứng
Giấy chứng tử của bệnh viện hoặc của chính quyền địa phương xác nhận
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đăng kí xe, giấy tờ chứng minh tài sản là di sản khác (nếu có)
Sơ đồ nhà đất, trích lục thửa đất được công chứng chứng thực
Di chúc, hoặc văn bản phân chia di sản thừa kế giữa những người được nhận thừa kế có công chứng
Giấy đăng kí kết hôn; sổ hộ khẩu; giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân; tài liệu giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người cho thừa kế và người nhận thừa kế.
Sau khi hoàn tất hồ sơ khai nhận thừa kế, Văn phòng công chứng hoặc UBND nơi có di sản thừa kế sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ. Nếu hợp pháp sẽ tiến hành công chứng, chứng thực văn bản chia di sản thừa kế.

Người nước ngoài có được quyền sở hữu nhà ở thừa kế tại Việt Nam

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại tất cả các dự án đầu tư xây nhà thương mại không?

Theo quy định pháp luật; Người nước ngoài được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.