Mua nhà vi bằng có làm hộ khẩu được không?

23/09/2022 | 16:20 28 lượt xem Hương Giang

Nhiều độc giả gửi thắc mắc đến cho Tư vấn luật đất đai thắc mắc về vấn đề Mua nhà vi bằng có làm hộ khẩu được không? Liệu theo quy định hiện hành, Mua nhà vi bằng có hợp pháp không? Giá trị pháp lý của việc mua bán nhà đất bằng lập vi bằng năm 2022 được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề mua nhà vi bằng. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Vi bằng là gì?

Vi bằng theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Cụ thể:

  • Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại;
  • Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự.
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng trong các trường hợp: vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấpvà các trường hợp pháp luật cấm Thừa phát lại không được làm.

Như vậy, ta có thể hiểu rằng vi bằng được lập ra chỉ để ghi nhận sự kiện, hành vi, tức xác nhận là vào ngày đó có giao dịch, có thỏa thuận giữa các bên và vi bằng có giá trị để dùng làm căn cứ, chứng cứ khi để giải quyết vụ án tại Tòa mà không phải là việc chứng nhận cho việc mua bán nhà đất vi bằng,…

Mua nhà vi bằng có làm hộ khẩu được không
Mua nhà vi bằng có làm hộ khẩu được không

Mua nhà vi bằng có hợp pháp không?

Theo quy định, trường hợp mua bán nhà ở thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Mặt khác, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 cũng quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (trừ một số trường hợp).

Trong khi đó, vi bằng do Thừa phát lại lập chỉ có giá trị pháp lý trong các trường hợp sau đây:

  • Là chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án;
  • Là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực.

Như vậy, vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Mua nhà vi bằng có làm hộ khẩu được không?

Cần phải lưu ý lại rằng, việc mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản (hợp đồng) và phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp có thẩm quyền; sau đó phải làm thủ tục kê khai nộp thuế, lệ phí trước bạ và đăng ký sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua, nhận chuyển nhượng tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đặt các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong khi đó, “Vi bằng” là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến được dùng làm chứng cứ trong xét xử và để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Giá trị của vi bằng chỉ là ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, nhưng những sự kiện, hành vi được ghi nhận đó phải là các giao dịch hợp pháp được pháp luật công nhận.

Vi bằng không phải là cơ sở để thực hiện sang tên, đổi chủ, đăng ký biến động cho bên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Do đó, việc lập vi bằng liên quan đến việc ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên có thể được thực hiện đối với các trường hợp nhà, đất có giấy tờ hợp lệ được pháp luật công nhận (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…), nhưng vi bằng được lập trong trường hợp này không có giá trị thay thế hợp đồng được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

Như vậy, vi bằng không phải là cơ sở để thực hiện sang tên, đổi chủ, đăng ký biến động cho bên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Giá trị pháp lý của việc mua bán nhà đất bằng lập vi bằng năm 2022

Mua bán nhà đất bằng hình thức lập vi bằng thường diễn ra trên thực tế. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên, vi bằng chỉ có tác dụng chỉ ghi nhận vụ giao dịch và chỉ có giá trị làm chứng cứ để tố cáo trong vụ án tranh chấp dân sự. Căn cứ để thực hiện giao dịch hợp pháp chỉ được hiểu là căn cứ xác minh có giao dịch thực hiện chứ không phải là căn cứ xác minh hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.

Trên thực tế, để có thể công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất phải đạt những điều kiện được nêu tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng đủ các điều kiện có thể chuyển nhượng để được công chứng, chứng thực. 

Do đó, nếu không thể công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng đất, người dân vẫn thường thực hiện hình thức lập vi bằng để mua bán nhà đất và cách lập vi bằng thường là cơ sở cho nhiều đối tượng xấu lợi dụng nhằm lừa đảo người dân khi mua bán nhà đất.

Sau ngày 24/02/2020, Nghị định 08/2020/NĐ-CP có hiệu lực sửa đổi, bổ sung lại Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định như sau:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác; 
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật không được lập vi bằng.

Dựa trên những quy định mới, lập vi bằng khi mua bán nhà đất là hình thức không được pháp luật công nhận vì nếu dùng hình thức lập vi bằng thì hợp đồng chuyển nhượng sẽ coi như là chưa được công chứng, chứng thực, vi phạm Điều 167 Luật Đất đai 2013 và hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Mua nhà vi bằng có làm hộ khẩu được không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Vi bằng có thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực được không?

Theo quy định, vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác

Hệ quả pháp lý của việc mua nhà bằng vi bằng là gì?

Hợp đồng mua bán nhà bằng vi bằng sẽ bị vô hiệu và có các hậu quả sau đây:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
+ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
+ Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
+ Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
+ Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Có được mua bán nhà đất thông qua lập vi bằng không?

Theo quy định, việc lập vi bằng khi mua bán nhà đất là hình thức không được pháp luật công nhận vì nếu dùng hình thức lập vi bằng thì hợp đồng chuyển nhượng sẽ coi như là chưa được công chứng, chứng thực, vi phạm Điều 167 Luật Đất đai 2013 và hợp đồng sẽ bị vô hiệu.