Mua nhà thanh lý có làm sổ đỏ được không?

06/12/2023 | 17:32 99 lượt xem SEO Tài

Nhiều người khi có điều kiện kinh phí thấp nhưng vẫn muốn được sở hữu nhà ở thường có xu hướng lựa chọn những căn nhà thanh lý, nhà thanh lý là loài hình nhà ở được mua bán bởi ngân hàng và những người có nhu cầu mua. Đây thực chất là những loại tài sản bảo đảm của những khoản vay mà doanh nghiệp không có khả năng chi trả nên phải thực hiện bán đấu giá để thế chấp khoản tiền này. Vậy khi bạn mua những căn nhà thanh lý như thế này bạn có thể làm sổ đỏ được không? Bài viết “Mua nhà thanh lý có làm sổ đỏ được không?” dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào về mua nhà ngân hàng thanh lý?

Thanh lý là cụm từ để chỉ việc mua chán trong đó sản phẩm dùng để mua bán thường có nhu cầu bán nhanh và có giá cả thấp. Thanh lý nhà ở cũng như vậy, việc thanh lý nhà ở thường xảy ra đối với ngân hàng hay đối với những loại hình khác mà cần có tài sản bảo đảm. Việc thanh lý này cần thực hiện thật nhanh để có thể thu về nguồn tiền của bên ngân hàng và giải ngân số tiền còn lại của tài sản cho chủ tài sản.

Nhà ngân hàng thực hiện thanh lý tài sản là quá trình bán lại các tài sản đang thế chấp, chủ yếu là nhà đất hoặc căn hộ, để thu hồi khoản nợ từ khách hàng không trả được tiền vay. Đa số các ngân hàng hiện nay cung cấp dịch vụ cho vay bằng cách thế chấp tài sản như đất đai hay nhà cửa để hỗ trợ cho cá nhân hoặc doanh nghiệp trong việc mua nhà, sản xuất, kinh doanh. Nếu khách hàng không trả được khoản nợ, ngân hàng có quyền tịch thu tài sản thế chấp và bán lại để thu hồi khoản nợ. Vì vậy, ngân hàng thường tiến hành thanh lý tài sản như nhà đất hoặc căn hộ.

Hiện nay, có hai phương thức chính để ngân hàng thanh lý tài sản, đó là cho chủ sở hữu tự bán tài sản hoặc tự ngân hàng tổ chức bán tài sản trong trường hợp chủ nhà không đồng ý hoặc không có khả năng tự bán.

Mua nhà thanh lý có làm sổ đỏ được không?

Nhiều người thắc mắc nếu mua nhà thanh lý với giá rẻ, chi phí thấp và có nhiều những loại hình ưu đãi khác thì liệu có thể làm sổ đỏ được không? Việc mua bán nhà ở hiện nay cũng có nhiều quy định tuy nhiên việc mua bán nhà ở thanh lý là hợp pháp và bạn không cần phải quá lo lắng về vấn để chuyển nhượng. Vì bạn sẽ nhận chuyển nhượng từ ngân hàng và ngân hàng sẽ là bên thực hiện hỗ trợ các thủ tục sang tên đổi chủ giúp bạn.

Và tại Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

STTTRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013;
2Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
3Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
4Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
5Người trúng đấy giá quyền sử dụng;
6Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
7Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
8Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
9Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
10Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Mua nhà thanh lý có làm sổ đỏ được không
Mua nhà thanh lý có làm sổ đỏ được không
Mua nhà thanh lý có làm sổ đỏ được không

Các bước thực hiện mua nhà ngân hàng thanh lý

Vậy nếu có nhu cầu mua bán nhà ở thanh lý thì bạn cần phải làm những gì? Đầu tiên khi có một căn nhà ở thanh lý ngân hàng sẽ thực hiện thông báo việc mua bán nhà ở phát mại. Tiếp đến ngân hàng sẽ thực hiện đưa thông tin đến người dân bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó những loại tài sản này cần được mô tả rõ ràng, cụ thể và được xử lý trước đó theo quy định của nhà nước đảm bảo không gây khó khăn cho người mua.

Bước 1: Ngân hàng thông báo bán tài sản phát mại 

Bước đầu tiên trong quy trình xử lý tài sản là việc Ngân hàng phải thông báo bán tài sản cho tổ chức có thẩm quyền quyết định việc xử lý tài sản. Thông báo bằng văn bản sẽ được chuyển tiếp và ghi vào sổ đăng kí ngay khi tài sản được xử lý theo qui định của Nhà nước. Khi xử lý tài sản, Ngân hàng phải đảm bảo thực hiện những quy định sau:

– Miêu tả cụ thể về tài sản và mục đích xử lý tài sản rõ ràng;

– Chịu trách nhiệm đối với việc xử lý tài sản;

– Xác định địa điểm, thời hạn và biện pháp xử lý tài sản.

Bước 2: Xác định tài sản thế chấp ngân hàng phải bán

Việc xác định giá trị tài sản thế chấp là rất quan trọng để đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên. Trong trường hợp không có thoả thuận nào giữa người mua và ngân hàng, tài sản thế chấp sẽ được xác định theo hai phương pháp khác nhau. Phương pháp đầu tiên là thẩm định của tổ chức đánh giá tài sản, trong khi đó phương pháp thứ hai cho phép ngân hàng và người mua quyết định giá trị của tài sản đó. Quá trình định giá tài sản phải được thực hiện công khai và đảm bảo tính hợp lý, không quá cao so với giá trị thực tế của tài sản. Điều này giúp đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong quá trình bán tài sản thế chấp.

Bước 3: Bán nhà phát mại ngân hàng

Trước khi thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp, nếu bên bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa vụ của mình đối với tài sản và chi trả đầy đủ các chi phí liên quan, bên bảo lãnh được phép từ chối bàn giao tài sản thế chấp. Ngay cả khi có quy định cụ thể trong pháp luật yêu cầu trả lại tài sản trước khi xử lý, bên bảo lãnh vẫn có quyền từ chối. Nếu không có cách thức xử lý tài sản hoặc không thực hiện nghĩa vụ, tài sản sẽ được bán đấu giá. Số tiền thu được từ bán đấu giá sẽ được hoàn trả ngay cho bên mua, tuy nhiên, phân chia số tiền này có thể được thực hiện theo nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng và bên mua từ trước.

Bước 4: Thanh toán ngay khi phát mại nhà đất

Sau khi bán nhà phát mại và thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan, số tiền thu được sẽ được phân chia theo nguyên tắc và quy định của pháp luật tại hợp đồng như sau:

– Nếu số tiền bán đấu giá tài sản thấp hơn giá trị tài sản sử dụng để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm (trong trường hợp các bên thoả thuận chuyển nhượng tài sản bảo đảm), việc chậm thanh toán nghĩa vụ sẽ không được coi là có bảo đảm và mỗi bên sẽ quyết định thực hiện nghĩa vụ của mình khi phát mại tài sản.

– Nếu số tiền thu được thông qua hoạt động bán đấu giá tài sản sau khi đã thanh toán đầy đủ các khoản chi phí thấp hơn tài sản bảo đảm, phần lợi sẽ thuộc về người sở hữu tài sản thế chấp.

Bước 5: Đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản

Sau khi bán đấu giá nhà phát mại ngân hàng thành công, mỗi bên phải thực hiện việc lập hợp đồng và chuyển giao sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản thế chấp (bất động sản) cho từng người mua tài sản theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mua nhà thanh lý có làm sổ đỏ được không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến những vướng mắc đang gặp phải. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng

Câu hỏi thường gặp

Rủi ro khi mua nhà ngân hàng thanh lý?

– Không xác định được chủ sở hữu
Nếu không có rắc rối phát sinh, ngân hàng đầu tiên sẽ tạo điều kiện cho chủ nhà tự mở bán và rao bán nhà trực tiếp. Trong giao dịch này, cả ba bên gồm người bán (chủ nhà hoặc người vay vốn), ngân hàng và người mua nhà sẽ tham gia.
Tuy nhiên, nếu mua nhà trực tiếp từ chủ sở hữu mà không thông qua hay không có sự có mặt của ngân hàng, người mua nhà ngân hàng thanh lý sẽ phải chịu rắc rối phát sinh như bị tịch thu nhà hoặc các vấn đề pháp lý khác.
– Gặp rắc rối về các thủ tục pháp lý
Do đó, vì tài sản là tài sản thanh lý, các bên liên quan cần phải có sự có mặt hoặc thông qua. Điều này đòi hỏi thủ tục pháp lý phải được hoàn tất với sự thỏa thuận và chữ ký của tất cả các bên tham gia, gây ra một số rắc rối và tốn nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục thanh lý nhà.
– Dễ bị khiếu nại hoặc tố cáo
Trong trường hợp người vay vốn không đồng ý với mức giá thanh lý nhà mà ngân hàng đưa ra, rất dễ xảy ra các vấn đề tranh chấp và kiện tụng. Do đó, hai bên sẽ phải tốn nhiều thời gian để giải quyết vấn đề này một cách thỏa đáng.

Lợi ích khi mua nhà ngân hàng thanh lý?

Các tài sản gắn với chữ “thanh lý từ ngân hàng” như không chỉ riêng nhà mà gần đây còn có nhiều xe ô tô được bán với mức giá rất hấp dẫn. Tuy nhiên, có hai ưu điểm chính khi mua đất hoặc bất động sản từ ngân hàng thanh lý như sau:
Giá cả hấp dẫn hơn so với thị trường: trước khi cho vay bằng tài sản thế chấp, ngân hàng thường sử dụng đội ngũ định giá chuyên nghiệp để định giá bất động sản và tham khảo giá thị trường. Thông thường, ngân hàng sẽ định giá thấp hơn giá trị thị trường từ 20% đến 30%. Sau đó, ngân hàng sẽ cho vay từ 60% đến 80% giá trị được định giá. Vì vậy, khi bán tài sản, mục đích của ngân hàng là thu hồi vốn và lãi, trong khi tài sản thường có giá trị thấp hơn giá thị trường khoảng 20%.
Uy tín của ngân hàng: mua tài sản từ ngân hàng thanh lý mang lại cho người mua sự yên tâm về pháp lý. Điều này đến từ uy tín và tiền tệ của ngân hàng. Vì vậy, người mua thường sẽ quyết định nhanh nếu thấy tài sản này mang lại lợi nhuận.