Một người đứng tên được mấy sổ đỏ

08/11/2022 | 09:03 1657 lượt xem Thủy Thanh

Sổ đỏ là một loại giấy tờ có giá trị pháp lý vô cùng quan trọng đối với người sủ dụng đất. Người đúng tên sổ đỏ sẽ được cấp các quyền về đất như sử dụng, định đoạt, chuyển nhượng, tặng cho mảnh đất đó. Vậy pháp luật quy định cụ thể về vấn đề đứng tên sổ đỏ hiện na như thế nào?, quyền lợi của người đúng tên sổ đỏ ra sao?, và ” một người đứng tên được mấy sổ đỏ?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, Tôi hiện nay đang có 3 mảnh đất, mỗi mảnh hơn 1000 mét vuông và đều đang do tôi đứng tên. Bây giờ tôi được bố mẹ vợ cho một mảnh đất hơn 500 mét vuông nữa thì tôi có được đứng tên mảnh đất này nữa không ạ?. Theo quy định hiện nay thì một người đứng tên được mấy sổ đỏ ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì?

Sổ đỏ là cách người dân thường gọi cho một loại giấy tờ mà theo quy định của pháp luật nó gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ khoản 16, Điều 13, Luật Đất đai 2013, theo đó pháp luật quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

“Giấy chứng nhận” có nhiều tên gọi khác nhau như: Giấy chứng nhận bất động sản hay nhiều tên gọi khác theo từng thời kỳ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hay thường gọi nhất là sổ đỏ, sổ hồng.

Theo quy định giấy chứng nhận này có thể được ghi tên dưới hai hình thức đó là: sổ đỏ hộ gia đình và sổ đỏ ghi tên cá nhân/tổ chức (nếu là tổ chức, doanh nghiệp là chủ sở hữu).

Việc ghi nhận tên của cá nhân, tổ chức hay sổ đỏ ghi hộ gia đình trên giấy chứng nhận được xem là căn cứ xác lập và bảo vệ quyền cho người sử dụng đất. Hay nói cách khác đây là căn cứ chứng minh chủ sở hữu bất động sản là ai, bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu bất động sản hợp pháp trong vấn đề sử dụng và định đoạt tài sản đó.

Quyền lợi khi đứng tên sổ đỏ

Pháp luật xác định người đứng tên quyền sử dụng đất có các quyền lợi được ghi nhận tại:

Điều 166 Luật Đất đai quy định về quyền chung của người sử dụng đất:

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

Điều 10 Luật nhà ở 2014 ghi nhận về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở bao gồm:

Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

– Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

– Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

– Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

– Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó; Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

– Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

– Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.”

Như vậy, về cơ bản người đứng tên trong sổ đỏ, sổ hồng có các quyền của chủ sở hữu tài sản là bất động sản bao gồm: Sử dụng và định đoạt (mua bán, cho thuê, chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế…) theo quy định của pháp luật.

Một người đứng tên được mấy sổ đỏ
Một người đứng tên được mấy sổ đỏ

Nguyên tắc ghi tên và xác định người đứng tên sổ đỏ

Dưới đây là những nguyên tắc quy định của pháp luật về đứng tên sổ đỏ mới nhất cần biết trước khi làm thủ tục nhận chuyển nhượng, mua bán, tặng cho khi cấp mới hoặc sửa đổi, thay thế sổ:

Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trong đó vấn đề ghi tên trên Giấy chứng nhận như sau:

– Thứ nhất, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì sổ đỏ, sổ hồng phải ghi đầy đủ tên của tất cả những người có quyền sở hữu chung bất động sản đó và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận trừ trường hợp các đồng sở hữu đứng tên chung sổ đỏ yêu cầu chỉ cấp chung 1 giấy chứng nhận và trao cho một người người đại diện đứng tên sổ đỏ nắm giữ sổ, Các đồng sở hữu đứng tên sổ vẫn có quyền sử dụng, định đoạt ngang nhau theo thỏa thuận.

– Thứ hai, Giấy chứng nhận – sổ hồng, sổ đỏ nếu là tài sản chung của vợ và chồng thì sổ đỏ mang tên cả vợ và chồng trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận chỉ 1 người vợ hoặc chồng đứng tên sổ đỏ.

– Thứ ba, nếu bất động sản là tài sản chung mà sổ đỏ đứng tên 1 người thì được phép cấp đổi sổ đỏ mang tên cả vợ và chồng nếu có yêu cầu. Do đó, quy định luật về đứng tên sổ đỏ là ai sẽ cơ bản tuân theo các nguyên tắc xác định người đứng tên trên giấy chứng nhận theo nguyên tắc bất động sản thuộc sở hữu của 1 người thì ghi tên 1 người.

Nếu sở hữu của 2, 3, hay nhiều người thì sẽ ghi tên các đồng sở hữu và có quyền ngang nhau trong định đoạt và sử dụng, lợi nhuận theo sở hữu chung hợp nhất từng phần, trừ các trường hợp có thỏa thuận khác. Cho nên, khi làm Giấy chứng nhận có thể sổ đỏ đứng tên 1 người, 2 người, 3 người hoặc nhiều hơn dưới dạng đồng sở hữu.

Một người đứng tên được mấy sổ đỏ

Theo quy định tại Điều 205 BLDS quy định về: Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng như sau:

“1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.

2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.”

Căn cứ vào quy định trên thì 1 người có thể đứng tên bao nhiêu/mấy sổ đỏ sẽ không có giới hạn. Vì vậy, có thể 1 người đứng tên 2 sổ đỏ, 3 sổ hay nhiều hơn với giá trị tài sản bao nhiêu đều được pháp luật ghi nhận và bảo hộ bằng cách cấp “Giấy chứng nhận”.

Tuy nhiên, việc sở hữu đứng tên nhiều bất động sản là đất đai phải đảm bảo nằm trong hạn mức sử dụng đất theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm sở hữu đất đai. Nếu sở hữu tổng diện tích đất vượt quá hạn mức sử dụng đất tại một tỉnh thì sẽ không được đứng tên sổ đỏ thêm phần đất vượt hạn mức tại tình đó. Tuy nhiên nếu vượt hạn mức sử dụng đất tại tỉnh này vẫn có thể mua, nhận thừa kế… là đứng tên sổ đỏ ở các tỉnh/thành phố khác chưa vượt hạn mức nếu số lượng sổ đỏ sở hữu ở địa phương đó vẫn ở trong mức cho phép sở hữu thêm.

Tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng với người gốc Việt, có Quốc tịch Việt Nam và đang định cư trong nước mới có quyền đứng tên 1 mình trên 2 sổ đỏ trở lên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Một người đứng tên được mấy sổ đỏ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như dịch vụ tư vấn đặt cọc đất, hay muốn soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất hoặc muốn công chứng giấy đặt cọc mua bán nhà đất viết tay… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline:0833.102.102.  Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Mấy tuổi được đứng tên sổ đỏ?

Theo khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, người quyền sử dụng đất được quy định tại điều 5 Luật Đất đai 2013 gồm: Hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước…Tuy nhiên, khi nhắc đến độ tuổi thì người sử dụng đất sẽ là cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT khi ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ theo quy định sau:
Với cá nhân trong nước thì ghi: “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;
Như vậy, pháp luật đất đai không phân biệt hay quy định độ tuổi đứng tên Sổ đỏ mà quy định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp Sổ đỏ.
Theo quy định trên thì không có giới hạn về độ tuổi nên nếu muốn cho con đứng tên sổ đỏ kể cả trường hợp sẻ sơ sinh vẫn hoàn toàn có thể sở hữu tài sản là bất động sản (đứng tên sổ đỏ) khi đó là tài sản được tặng cho, thừa hưởng di sản thừa kế nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên trên sổ đỏ ngay thời điểm nhận thừa kế, tặng cho cả khi chưa đủ 18 tuổi).
Khi thực hiện thủ tục đứng tên sổ đỏ (làm sổ đỏ, sổ hồng) đối với các trường hợp dưới 18 tuổi thì những đối tượng này không trực tiếp thực hiện các thủ tục mà sẽ cần thông qua người đại diện theo pháp luật do chưa đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch dân sự.

Quyền đứng tên sổ đỏ bị hạn chế bởi Bộ luật Dân sự như thế nào?

Hiện nay, một người có quyền sử dụng đất khi được Nhà nước công nhận do khai hoang, sử dụng lâu dài…hoặc phổ biến hơn là bằng hình thức chuyển quyền sử dụng đất như: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…
Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Theo đó, người thừa kế mà di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì chỉ cần:
+ Còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết);
+ Hoặc sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Dù là người mới sinh hoặc chưa sinh nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định 04 mốc độ tuổi mà theo đó có những điều kiện tham gia giao dịch, nhất là giao dịch về bất động sản là khác nhau:
1. Chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (thay mặt).
2. Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
3. Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).
4. Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.