Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không?

06/07/2023 | 15:23 94 lượt xem Hương Giang

Theo truyền thống văn hóa của dân tộc ta từ lâu đời, khi một người qua đời thì người thân của họ sẽ tiến hành chôn cất cho người đó để thờ cúng. Mồ mả là thuật ngữ người dân thường dùng để chỉ nơi chôn cất của những người đã khuất. Nhiều người thắc mắc không biết liệu Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không? Quy định về việc cấp sổ đỏ cho đất có mồ mả như thế nào? Mồ mả trên đất nhà mình có được yêu cầu di dời hay không? Toàn bộ những thắc mắc của quý độc giả sẽ được Tư vấn luật đất đai giải đáp chi tiết qua bài viết bên dưới, mời bạn cùng theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không?

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm mồ mả. Tuy nhiên cách hiểu chung nhất thường thấy về mồ mả đó là “nơi được dùng để chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân” vì vậy mồ mả được người dân coi trọng như một việc tôn thờ thuộc về tín ngưỡng, tâm linh. Vậy liệu Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không, hãy cùng theo dõi nội dung sau đây:

Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Điều 19. Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

  1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
  2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
  5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Đối chiếu quy định pháp luật nêu trên, trường hợp gia đình bạn không thuộc các trường hợp này thì có thể vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Luật Đất đai 2013.

Quy định về việc cấp sổ đỏ cho đất có mồ mả như thế nào?

Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với sổ đỏ thì sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất. Giá trị thửa đất quy định giá trị thực tế của sổ đỏ.

Pháp luật quy định về việc cấp sổ đỏ cho đất có mồ mả như sau:

Cụ thể căn cứ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơquan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nướcViệt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam ViệtNam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b)Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10năm 1993;

c)Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền vớiđất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d)Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trướcngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụngtrước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấytờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e)Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp chongười sử dụng đất;

g)Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp không có một trong các giấy tờ nêu trên, căn cứ Điều 101 Luật đất đai 2013 nếu đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/07/2004 và không vi phạm pháp luật đất đai nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, nếu phần đất của gia đình đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gia đình bạn vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc cán bộ địa chính xã giải thích như vậy là không hợp lý. Việc có mồ mả trên đất thì khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những ngôi mộ này phải được xác định và ghi rõ về vị trí và diện tích ngôi mộ.

Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không
Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không

Mồ mả trên đất nhà mình có được yêu cầu di dời hay không?

Quyền sử dụng đất của người dân đã được ghi nhận tại các văn bản pháp luật. Theo đó, người sử dụng đất phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất cũng như toàn quyền sở hữu tài sản trên đất đó. Tất nhiên, nếu không có sự cho phép của người sở hữu, bất kì ai cũng không được phép xây dựng thêm, xâm phạm và lấn chiếm đất đó.

Trường hợp ngôi mộ đã có từ trước khi cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng thì người sử dụng không có quyền yêu cầu di dời ngôi mộ đi nơi khác.

Bởi ngôi mộ đã có từ trước đó, không xâm chiếm đất hợp pháp của người sử dụng và người sử dụng cũng đã chấp nhận có ngôi mộ trên mảnh đất của mình nên mới đi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng đất.

Lúc này, người sử dụng đất không thể yêu cầu di dời ngôi mộ nếu người quản lý của ngôi mộ đó không đồng ý di dời. Cách tốt nhất để thực hiện đúng pháp luật chính là thỏa thuận với đối phương để được đối phương chấp nhận tự nguyện di dời.

Ngay cả khi thỏa thuận không thành, người sử dụng đất cũng không thể tự ý xâm phạm đến mồ mả của họ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt cao nhất đối với tội xâm phạm mồ mả, thi thể là gì?

Căn cứ Điều 319 Bộ Luật hình sự 2015 hình phạt nặng nhất người phạm tội có thể chịu là 7 năm tù. Khi có hành vi xâm phạm mồ mả, thi thể quy định tại Khoản 2 Điều 319

Có thể mua đất ruộng để xây mồ mả được hay không?

Câu trả lời là Có. Theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013; việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó trường hợp sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng phần mộ phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.