Thưa luật sư tôi có được bố mẹ tôi chia cho một mảnh đất ở đằng sau nhà bố mẹ tôi. Đầu năm nay thì tôi cưới vợ nên đã xây nhà trên mảnh đất đó. Để đi ra ngõ thì tôi cần đi qua nhà anh trai tôi, bố mẹ tôi đã mất nên giữa anh em chúng tôi có những mẫu thuẫn về mảnh đất đằng sau. Tôi muốn hỏi luật sư là để Mở cổng ra ngõ đi chung mà anh trai tôi không đồng ý thì có vi phạm không? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Mở cổng ra ngõ đi chung ? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Lối đi chung là gì?
Lối hay ngõ đi chung là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng. Theo quy định của pháp luật tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với quyền về lối đi qua như sau:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Qua quy định này chỉ đặt ra đối với hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản bị vây bọc, buộc phải yêu cầu được sử dụng một phần bất động sản liền kề để đảm bảo sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ; trường hợp bất động sản của hộ gia đình, cá nhân không bị vây bọc bởi các bất động sản của nhà khác, có lối đi ra đường công cộng không được sử dụng một phần bất động sản liền kề để làm lối đi. Trừ trường hợp giữa các bên có sự thỏa thuận khác.
Mở cổng ra ngõ đi chung có được không?
Căn cứ Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau:
“Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.
Theo đó, khi gia đình bạn muốn trổ cửa chính ra, cửa sổ ra lối đi chung thì gia đình bạn cần phải được sự đồng ý của các thành viên trong ngõ đi chung. Trường hợp không có sự đồng ý của các thành viên trong ngõ đi chung mà gia đình bạn tự ý trổ cửa gây ảnh hưởng đến đi lại của người khác sẽ bị xử phạt hành chính.
Về tiêu chuẩn Mở cổng ra ngõ đi chung
Căn cứ theo quy định tại Điều 178 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 178. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”
Như vậy, chủ sở hữu nhà ở chỉ được trổ cửa sổ quay sang nhà đối diện và đường đi chung khi đáp ứng các điều kiện nêu trong pháp luật xây dựng. Bên cạnh đó, mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách từ 2,5m trở lên.
Căn cứ theo quy định tại khoản 6.4.3 TCVN 9411 : 2012 về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ:
“6.4.3 Cửa đi, cửa sổ
6.4.3.1 Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.”
Theo đó, chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.
1) Các bộ phận cố định của nhà:
– Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:
+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
Quy định về thỏa thuận về mở lối đi chung
Pháp luật tôn trọng quyền của các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Trong đó, sự thỏa thuận về lới đi chung có vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định về quyền lời của các bên khi thủa thuận về việc mở lới đi là chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó thì phần bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền bù.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi. Do đó để đảm bảo tốt nhất về quyền đối với lối đi, chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
Hướng giải quyết tranh chấp mở cổng ra ngõ đi chung
Tranh chấp lối đi chung quy định là một tranh chấp thuộc về lĩnh vực đất đai. Do đó, trong trường hợp một bên nhất quyết không mở lối đi cho bên còn lại xem xét các quy định của Luật Đất đai 2013 để giải quyết tranh chấp. Hướng giải quyết tranh chấp đất đai thì trong đó có một phần quy định theo quy định tại Điều 202, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định nếu lối đi này được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, đóng tiền án phí và xử lý theo quy định. Ngoài ra, nếu lối đi này không được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể lựa chọn giải quyết một trong hai cơ quan sau: Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, trong trường có đơn xin hợp lựa chọn giải quyết tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Trong trường hợp một bên muốn hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên còn lại thì có thể khởi kiện vụ án dân sự hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Lúc này, tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Mở cổng ra ngõ đi chung”. Hoặc các dịch vụ khác liên quan như là chia đất khi ly hôn Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833 102 102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định Bộ luật dân sự, tặng cho bất động sản được quy định như sau:
“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Đất đai là một loại bất động sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, do đó trong trường hợp này, khi chủ sở hữu của mảnh đất cho bạn mảnh đất thông qua một hợp đồng tặng cho bằng văn bản có dấu xác nhận của ủy ban phường, sau đó bạn và chủ sở hữu cần làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất để mảnh đất đứng tên bạn, khi đó hợp đồng tặng cho của chủ sở hữu cho bạn sẽ có hiệu lực pháp luật.
Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai năm 2013 về quyền chung của người sử dụng đất như sau:
“7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác gi phạm pháp luật về đất đai”.
Theo đó, quyền yêu cầu hộ gia đình, cá nhân nói trên không được phép trổ cửa ra vào sử dụng lối đi thuộc phần diện tích đất và phải bít cửa ra vào đã mở để đi sang ngõ, việc sử dụng lối đi chung thuộc quyền sử dụng đất phải đền bù một cách hợp lý cho anh theo quy định của pháp luật. Nếu hộ gia đình, cá nhân vi phạm không đồng ý, và vẫn cố tình sử dụng lối đi khi chưa được sự đồng ý có quyền tố cáo hành vi đến chính quyền địa phương để được giải quyết.
Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.