Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp mới năm 2023

16/03/2023 | 14:51 263 lượt xem Thanh Loan

Với thị trường bất động sản bùng nổ như hiện nay, thủ tục phân lô bán nền để tham gia các giao dịch mua bán nhà đất như chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp được nhiều người quan tâm. Tỷ lệ tách thửa đất ngày nhiều. Người sử dụng đất muốn tách thửa, hợp thửa thì làm đơn gửi cơ quan hành chính quản lý đất đai có liên quan. Nếu bạn đang có nhu cầu tách thửa thì có thể tham khảo mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp mới năm 2023 mà Tư vấn luật đất đai đề cập dưới đây nhé! Đây là mẫu đơn không thể thiếu khi thực hiện thủ tục xin tách thửa.

Đơn xin tách thửa là gì?

Đơn xin tách thửa là văn bản thể hiện mong muốn tách một thửa đất thành hai hay nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn của người sử dụng đất.

Đơn xin tách thửa có bắt buộc hay không?

Theo Luật Đất đai 2013, Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, đơn xin tách thửa là một trong các tài liệu pháp lý bắt buộc trong hồ sơ đề nghị tách thửa.

Diện tích đất tối thiểu để tách thửa đất hiện nay

Khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định diện tích đất tối thiểu để tách thửa đất đối với đất tại nông thôn như sau:

Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

Khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai 2013 quy định diện tích đất tối thiểu để tách thửa đất đối với đất ở tại đô thị như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. (Căn cứ khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)

Trình tự thực hiện tách thửa, hợp thửa đất được quy định như thế nào?

Theo Điều 75 Nghị định 43/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định như sau:

“Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp mới năm 2023
Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp mới năm 2023

Hướng dẫn viết đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa đất

Đơn này dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất;

Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: 

  • Đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; 
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; 
  • Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; 
  • Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; 
  • Đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;

Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.

Tải xuống mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp mới năm 2023

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý và các thông tin pháp lý liên quan như là mẫu gia hạn hợp đồng thuê nhà vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có được tách thửa đất để bán không?

Khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định:
Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
Diện tích tối thiểu được tách thửa được hướng dẫn bởi Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Trường hợp nào đất được phép tách thửa?

Tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định như sau:
2. Quyết định này, không áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Chuyển mục đích sử dụng đất;
b) Chuyển quyền sử dụng đất trọn thửa;
c) Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ;
d) Các trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất;
đ) Đất hiến tặng cho Nhà nước, đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa;
e) Tách thửa đối với đất do tổ chức sử dụng; về nhu cầu sử dụng đất và thẩm định nhu cầu sử dụng đất của tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai;
g) Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất ở đã hình thành trước ngày 25 tháng 10 năm 2014 (ngày Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố có hiệu lực thi hành – dưới đây viết tắt là Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND) và có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định tại Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND, thì không căn cứ diện tích tối thiểu theo quy định tại Quyết định này;
h) Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất không phải là đất ở đã hình thành từ trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, có diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định tại Quyết định này, thì không căn cứ diện tích tối thiểu theo quy định tại Quyết định này.