Mẫu đơn xin hạ thấp mặt bằng năm 2023

17/03/2023 | 09:13 2080 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, trước đây tôi có sử dụng mặt bằng nhà để cho thuê. Bây giờ tôi định lấy lại để buôn bán kinh doanh. Con tôi mới tìm hiểu và có ý định thực hiện mô hình kinh doanh quán ăn theo kiểu mới nên muốn xin hạ thấp mặt bằng. Nếu muốn hạ thấp mặt bằng thì có cần xin phép và làm đơn gì hay không? Không biết theo quy định hiện nay thì Mẫu đơn xin hạ thấp mặt bằng được quy định ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

San lấp mặt bằng là gì?

San lấp mặt bằng là quá trình thi công, san phẳng nền đất mặt bằng quy hoạch hoặc công trình xây dựng từ địa hình tự nhiên có độ cao thấp khác nhau. Cụ thể hơn, san lấp đất là đào những khu vực đất cao sau đó vận chuyển và đắp vào những vùng đất thấp hơn. Kết quả là địa hình trở nên bằng phẳng hoặc có độ dốc phù hợp với yêu cầu thi công của từng công trình.

Để tiến hành công tác san lấp, đất thi công chủ yếu được sử dụng ngay trong phạm vi công trường hoặc sử dụng nguyên vật liệu san lấp từ bên ngoài bổ sung vào. 

Tự san gạt đất có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

“3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: Thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

… d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi tại các Điểm a, b và c Khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích, công nhận quyền sử dụng đất”.

Như vậy, hành vi san gạt đất làm biến dạng địa hình (thay đổi độ dốc bề mặt hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề) của gia đình ông mà không làm mất hoặc giảm khả năng sản xuất nông nghiệp theo mục đích ban đầu của thửa đất thì chưa cấu thành hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Mẫu đơn xin hạ thấp mặt bằng hiện nay ra sao?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

Địa danh, ngày…….tháng…….năm 20….

ĐƠN XIN CẢI TẠO HẠ THẤP MẶT BẰNG

(V/v: Xin được cho phép cải tạo hạ thấp mặt bằng tại….. với diện tích…..m2/ ha)

              KÍNH GỬI:   – TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

                  – ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH…

                 – SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH…)

– Căn cứ  Luật Khoáng sản năm 2010.

 (Tên tổ chức, cá nhân)…

Trụ sở tại:

Điện thoại:…….. Fax:…..

Đang thực hiện việc cải tạo mặt bằng ………….. tại khu vực… xã….. huyện….., tỉnh … theo Quyết định phê duyệt số …../….. ngày …../…../…. của…..  (hoặc tại thửa số… tờ bản đồ số… đã được ……. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ngày…/…/…..)

Giấy phép xây dựng số …../….. ngày …../…../….. do….. (tên cơ quan) cấp.

Đề nghị được cấp phép khai thác đất san lấp với những thông số sau:

Diện tích khu vực cải tạo: …..….. (ha, m2), được giới hạn bởi các điểm góc: ….. có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực kèm theo.

Trữ lượng đất san lấp khai thác:…….. m3.

Độ sâu của mặt bằng xin san lấp, cải tạo: từ….. mét đến….. mét, trung bình…. mét.

Lý do, mục đích xin hạ thấp mặt bằng:…

Mục đích sử dụng:…

(Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn viết đơn xin hạ thấp mặt bằng

Phần kính gửi của đơn xin hạ thấp mặt bằng ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Bộ tài nguyên và môi trường, tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Sở tài nguyên và Môi trường).

Phần nội dung của của đơn xin hạ thấp mặt bằng phải có những nội dung sau:

+ Yêu cầu thông tin của cá nhân, tổ chức muốn xin phép hạ thấp mặt bằng,  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng,..

+Trình bày những lý do tại sao muốn hạ thấp mặt bằng.

Cuối đơn xin hạ thấp mặt bằng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

Mẫu đơn xin hạ thấp mặt bằng hiện nay ra sao?
Mẫu đơn xin hạ thấp mặt bằng hiện nay ra sao?

Cần lưu ý những gì khi xin phép san lấp mặt bằng?

Để cơ quan liên quan của nhà nước có cơ sở thẩm định và quyết định duyệt đơn xin san lấp mặt bằng. Cần một số văn bản giấy tờ đi kèm :

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản phô tô có công chứng, chứng thực).
  • Phương án cải tạo mặt bằng.
  • Cơ quan nhà nước nào có Thẩm quyền để quyết định duyệt:
  • Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.
  • Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản.

Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sẽ có kết quả thẩm định về việc có được cấp phép san lấp mặt bằng, tái tạo đất hay không.
Kết quả đơn xin san lấp mặt bằng sẽ có xác nhận của UBND cấp xã, thị trấn.

Sau khi đã có giấy phép san lấp mặt bằng , thì tiến hành làm hợp đồng san lấp mặt bằng với bên đơn vị thi công san lấp mặt bằng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin hạ thấp mặt bằng hiện nay ra sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tra cứu chỉ giới xây dựng Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện hạ thấp mặt bằng hiện nay là gì?

+ Tuân thủ các biện pháp bảo vệ đất.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cam kết không làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất có liên quan.

Thẩm quyền lập biên bản và xử phạt về hành vi đổ đất, san lấp mặt bằng hiện nay thế nào?

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 104/2017/NĐ-CP thì: Người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Như vậy, đối với công chức cấp xã được giao nhiệm vụ quản lý công trình thủy lợi mà đang thi hành công vụ thì có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi “san lấp mặt bằng, đổ đất”. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính thì trình Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đến 300.000đ, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu (buộc trả lại mặt bằng nguyên trạng, di dời đất ra khỏi phạm vi công trình thủy lợi).

 Căn cứ pháp lý xử lý hành vi lấn chiếm đất được xác định ra sao?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì: Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.