Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã mới 2022

30/08/2022 | 19:27 7 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, hiện gia đình tôi và gia đình ông Văn đang xảy ra tranh chấp mảnh đất phía sau nhà. Tôi muốn được UBND xã hòa giải cho chúng tôi có được không ạ? Và tôi cần thực hiện như thế nào đúng với quy định pháp luật ạ? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về tranh chấp đất đai cũng như hướng dẫn bạn thực hiện Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ubnd xã. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay bởi tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Các loại tranh chấp đất đai

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

–  Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất, đây có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi,…Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

+ Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp.

Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất đai và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Về bản chất khi giaỉ quyết tranh chấp này tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Bên cạnh đó, một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì; đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.

Tranh chấp liên quan đến đất

Bao gồm hai loại tranh chấp về thừa kế liên quan đến đất đai và tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn:

– Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Tranh chấp có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại…

– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.

Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ubnd xã
Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ubnd xã

Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ubnd xã

Hướng dẫn ghi nội dung mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã

1. Đơn vị Kính gửi: UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất xảy ra tranh chấp.

2.Thông tin về người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người làm đơn yêu cầu.

3. Tóm tắt sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai.

  • Nêu sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai theo trình tự thời gian.
  • Nêu tranh chấp giữa 02 bên liên quan đến diện tích đất tranh chấp.

4. Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Hiện nay, có nhiều loại tranh chấp chấp đất đai phổ biến như tranh chấp về ranh giới thửa đất, xác định ai là người sử dụng đất… Do đó, khi làm mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã bạn cần phải xác định rõ yêu cầu cần giải quyết là gì? Từ đó có được một mẫu đơn hợp lý nhất.

Lưu ý: Trên thực tế, xảy ra nhiều tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, thì loại tranh chấp này giải quyết theo quy định pháp luật dân sự về chia di sản thừa kế.

5 – Tài liệu kèm theo:

Các tài liệu kèm theo có thể là: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến diện tích xảy ra tranh chấp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ubnd xã“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

 Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đại tại UBND xã như thế nào?

Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tranh chấp đất đai
Bước 2: Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai  và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có)
Bước 3: Lập biên bản hòa giải khi giải quyết tranh chấp

Đất đang tranh chấp có bán được không?


Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Như vậy, khi đất đang trong quá trình tranh chấp không được phép thực hiện chuyển nhượng, mua bán. Vì vậy, người dân cần lưu ý trước khi xuống tiền đặt cọc loại đất này.