Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ubnd huyện file word

14/11/2023 | 23:36 261 lượt xem Vân Anh

Tranh chấp đất đai là tranh chấp thường xuyên và phổ biến. Trường hợp các bên không hòa giải hoặc hòa giải không thành thì phải gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân xã, huyện, thị trấn nơi xảy ra tranh chấp đất đai. Nếu hòa giải không thành, nếu muốn tiếp tục giải quyết tranh chấp thì có thể yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết. Vậy Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ubnd huyện có nội dung như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé

Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ubnd huyện

Trong những trở lại đây, tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề nhức nhối ở nhiều nơi ở Việt Nam. Yêu cầu UBND giải quyết tranh chấp là một trong những phương án được nhiều người lựa chọn. Khi đó cần mẫu đơn yêu cầu UBND giải quyết tranh chấp, mẫu đơn này đóng vai trò là cầu nối giữa người dân và cơ quan chính quyền, giúp giải quyết vấn đề một cách hợp lý và tìm ra giải pháp công bằng.

giấy xác nhận công nợ cá nhân

Cách viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai là mẫu đơn của cá nhân, hộ gia đình gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa các chủ thể. Cách viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

– Kính gửi: Ủy ban nhân dân + tên quận, huyện

– Thông tin về người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên lạc của người làm đơn yêu cầu.

– Trình bày sự việc: Người viết đơn phải thuật lại sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai giữa các bên tranh chấp đất đai theo tiến trình thời gian (thứ tự trước sau); nêu rõ hành vi của người có hành vi dẫn tới tranh chấp như lấn, chiếm (nếu có); nêu sự việc đã tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên tại cơ sở (nếu có).

Ví dụ như nêu nguồn gốc và quá trình sử dụng đất theo dòng thời gian:

+ Gia đình tôi có mảnh đất 5000m2 có địa chỉ tại Thôn X, xã Y, huyện Z, tỉnh H giáp với thửa đất của các hộ gia đình là: ông Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Văn L và Nguyễn Văn K. Nay là thửa đất số 42, tờ bản đồ số 31, diện tích 5000m2.

+ Thửa đất này có nguồn gốc từ bố tôi để lại, gia đình tôi làm nhà và sinh sống ổn định trên thửa đất này…

+ Nêu thời điểm, nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai; diễn biến tranh chấp đất đai; Quan điểm của các bên trong tranh chấp

Đến tháng….. gia đình ông Nguyễn Văn L đột nhiên làm rào lấn sang lối đi chung, đã tháo dỡ cổng sắt đang lắp ở sát đất nhà ông H và đưa ra xây dựng ngay đầu lối đi nội bộ giáp với đường xóm bịt lối đi chung và không gia đình tôi sử dụng lối đi đó. Tôi có sang nói chuyện thì ông L thì ông nói đây là lối đi thuộc sở hữu của nhà ông, ông đặt cổng ở đâu là quyền của ông. Việc làm này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi.

Chúng tôi đã hòa giải ở xã nhưng hòa giải không thành nên tôi viết đơn này yêu cầu UBND huyện giải quyết

– Nêu yêu cầu giải quyết: Tùy thuộc vào loại tranh chấp trên thực tế mà người viết đơn nêu yêu cầu tương ứng, nhưng hầu hết đều có yêu cầu tổ chức hòa giải để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về ai (xác định ai có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp).

Tài liệu kèm theo (nếu có): Thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác, văn bản ghi nhận ý kiến của người biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.

Tuy nhiên, tài liệu kèm theo không bắt buộc phải có vì nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

giấy xác nhận công nợ cá nhân

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm thành phần gì?

Một trong những vấn đề nhiều người quan tâm đó là Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai. Vậy hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm thành phần như sau: Căn cứ vào khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì:

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh

Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Như vậy, cơ quan tham mưu sau khi thẩm tra, xác minh, tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai thì phải hoàn thành hồ sơ để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ubnd huyện file word” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan… hay tư vấn pháp luật như tư vấn đất đai nếu quý khách có nhu cầu.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tranh chấp đất đai do Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận và xử lý mất bao nhiêu ngày?

Thời gian thực hiện giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
“…
Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:
a) Hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày;
b) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;
c) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;
d) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;
đ) Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.
…”
Theo đó thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai do UBND huyện xử lý là 45 ngày.

Đối với tranh chấp thửa đất không có giấy tờ có thể đưa lên Ủy ban nhân dân huyện giải quyết được không?

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Theo đó, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết.