Hiện nay, tình trạng lấn chiếm lòng đường diễn ra khá phổ biến trong xã hội. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cá nhân lấn chiếm lòng đường để buôn bán, bày bán các mặt hàng, phơi thóc lúa,… Đây là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm, bất cứ cá nhân, tổ chức nào phát hiện ra các hành vi vi phạm có thể tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, cách viết Đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường như thế nào? Khi nào lấn chiếm lòng đường bị xử phạt vi phạm hành chính? Nộp đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường tại cơ quan nào? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường dùng để làm gì?
Đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để phản ánh với chủ thể có thẩm quyền việc một cá nhân/ tổ chức nào đó có hành vi lấn chiếm lòng đường, từ đó yêu cầu chủ thể có thẩm quyền có biện pháp giải quyết hợp lý.
Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường được dùng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền tố cáo việc lấn chiếm lòng lề đường yêu cầu cơ quan xem xét, xử lý đối tượng lẫn chiếm lòng đường trái phép .
Bất cứ cá nhân, tổ chức nào khi phát hiện ra các hành vi có dấu hiệu vi phạm xâm phạm quyền và lợi ích công công hay lợi ích của cá nhân mình, đều có quyền thông báo tới Ủy ban nhân dân địa phương để yêu cầu giải quyết chấm dứt tình trạng nêu trên. Kèm với đơn này, cá nhân, tập thể lập văn bản nên kèm theo các tài liệu chứng cứ hiệu quả có tác dụng phản ánh sự thật khách quan, giúp cơ quan chức năng có thể tiến hành xử lý nhanh chóng, có căn cứ sự việc.
Khi nào lấn chiếm lòng đường bị xử phạt vi phạm hành chính?
Thuật ngữ “lấn chiếm lòng lề đường” không được định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hành vi lấn chiếm lòng lề đường được xác định là “hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ“. Một số hành vi có liên quan đến trường hợp của bạn như sau:
– Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng
– Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
– Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng
– Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị ….
Như vậy, khi một người sử dụng, khai thác lòng đường vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người, giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường năm 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–
……………, ngày…… tháng …… năm 20…
ĐƠN TỐ CÁO
(Về việc Tên cá nhân/Cơ quan/Tổ chức có hành vi lấn chiếm đất đai của ông/bà………)
Kính gửi: Uỷ Ban Nhân Dân Phường/Xã…………………….. Quận/Huyện………………
(Hoặc Cơ quan có thẩm quyền giải quyết)
Tôi tên là: …………………………………………….. Sinh ngày: ……../ ………/………
Thẻ căn cước/CMND/số: …………… Cấp ngày…./…../…… Cấp bởi: …………………..
Hộ khẩu thường trú: ………………………………….……………………………………..
Tôi làm đơn này để tố cáo
[ÔngBà/ Cơ quan/Tổ chức]: ………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
Nội dung vụ việc như sau:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Quý Cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng là ông/bà:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan về nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Kính mong Quý Cơ quan sớm xem xét và giải quyết để bảo vệ tài sản của Nhà nước và đảm bào quyền lợi của những người bị ảnh hưởng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo:
– Bằng chứng về hành vi lấn chiếm đất
– …………
– …………
Người tố cáo (Ký và ghi rõ họ tên) |
Tải xuống mẫu đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường
Bạn có thể xem trước mẫu đơn tố cáo lấn lòng đường và tải xuống mẫu đơn này tại đây:
Nộp đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường tại cơ quan nào?
Sau khi xác lập xong Đơn tố cáo, cá nhân, đơn vị viết đơn cần nộp tới Ủy ban nhân dân cấp phường/xã địa phương. Đây là cơ quan có thẩm quyền xử lý đầu tiên đối với sai phạm này, trong trường hợp cơ quan này không giải quyết hay giải quyết không thỏa đáng, người dân có thể gửi đơn tới Ủy ban nhân dân cấp trên là cấp quận/huyện để yêu cầu xem xét lại và xử lý theo quy định.
Trong một số trường hợp hy hữu, người dân sau khi đã gửi đơn nhiều lần mà không nhận được phản hồi hay giải quyết thì có thể làm văn bản gửi tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố, tuy nhiên các cá nhân, đơn vị phải tuân thủ quy định pháp luật, không được lạm dụng để gửi quá nhiều đơn thư trong thời gian các cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đang tiến hành giải quyết, gây ảnh hưởng tới hoạt động cũng như những yếu tố khách quan khác
Xử phạt hành vi lấn chiếm lòng đường như thế nào?
Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm như sau:
Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.…
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
Như vậy đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Đối với hành vi lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là chuyển đất ao sang đất sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì xe máy lấn chiếm lòng, lề đường có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Ngoài ra tùy vào hậu quả mà hành vi này gây ra, chủ thể thực hiện có thể phải chịu thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả như giấy phép lái xe có thể bị tước quyền sử dụng từ 02 tháng đến 04 tháng.
Theo Điểm a Khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;
Đồng thời, buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (Điểm d Khoản 10 Nghị định này).
Như vậy, căn cứ quy định trên thì anh của bạn có thể bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đối với hành vi chiếm dụng lòng đường từ 20m2 để làm nơi trông, giữ xe.
Căn cứ theo Điều 34 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ như sau:
Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
Như vậy, theo quy định hiện hành việc dẫn súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới là hành vi không được phép và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.