Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai năm 2022

30/08/2022 | 19:32 59 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, hiện tôi đang sở hữu mảnh đất ở tỉnh Đồng Nai nhưng mảnh đất này đang bị tranh chấp về phần ranh giới đất đai. Tôi thắc mắc với trường hợp của tôi thì tôi cần phải thực hiện những thủ tục gì để đảm bảo được quyền lợi của mình. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về tranh chấp ranh giới đât đai cũng như hướng dẫn bạn thực hiện Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Ranh giới đất đai, tranh chấp đất đai là gì?

Ranh giới đất đai được xác định bởi mốc giới cụ thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê thực hiện trên thực địa; được ghi trong quyết định cho thuê đất, giao đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. 

Theo quy định tại khoản 16 điều 3 của Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất đai là chứng từ pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở và sở hữu tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của chủ thể có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Trình tự khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tự nguyện

Căn cứ khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, khi xảy ra tranh chấp đất đai các bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải cơ sở. Nếu các bên hòa giải được thì kết thúc tranh chấp.

Hòa giải bắt buộc

Khoản 2 và khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Khi hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất tranh chấp thì kết quả được chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Như vậy, tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất) phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất. Đây là thủ tục bắt buộc vì nếu không hòa giải tại UBND cấp xã sẽ bị trả lại đơn khởi kiện hoặc UBND cấp huyện, cấp tỉnh sẽ từ chối giải quyết.

Lưu ý: Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã.

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp nếu đương sự có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp 2: Đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết như sau:

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền, cụ thể:

+ Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) giải quyết.

Nếu đồng ý thì kết thúc tranh chấp, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện hành chính).

+ Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Phần kính gửi

Phần này ghi tên Toà án có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.

Phần thông tin người khởi kiện

Nếu người khởi kiện tranh chấp đất đai là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên, nơi cư trú. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi thông tin của người đại diện hợp pháp của người đó. Nếu người khởi kiện tranh chấp đất đai là cơ quan, tổ chức thì ghi tên; địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; ghi rõ họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

Trường hợp các bên muốn Tòa án liên hệ; hoặc gửi thông báo về một địa chỉ khác để thuận tiện cho việc tiếp nhận thì có thể ghi rõ địa chỉ đó trong đơn.

Phần thông tin người bị kiện

Nếu người bị kiện là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên; địa chỉ nơi cư trú. Nếu người bị kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên; địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; ghi rõ họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức bị  kiện đó. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của bên bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú; làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của bên bị kiện.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 04/2017 địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” là địa chỉ người bị kiện đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện. Địa chỉ này được cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp; xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.

Phần yêu cầu Tòa án

Ở phần này trước tiên người khởi kiện cần trình bày qua về sự việc tranh chấp đất đai. Thời điểm diễn ra tranh chấp, nguồn cơn diễn ra tranh chấp đất đai. Nêu rõ vị trí cụ thể thửa đất đang tranh chấp. Qúa trình giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện ra Tòa án đã diễn ra như thế nào? Quan điểm của các bên về thửa đất đang tranh chấp như thế nào? Để Tòa án có thể nắm được một cách khái quát nhưng vẫn đầy đủ về nội dung tranh chấp đất đai.

Sau đó, người khởi kiện mới đưa ra yêu cầu để Tòa án xem xét, giải quyết. Phần yêu cầu này cần ngắn gọn nhưng phải đảm được tính rõ ràng. Nhiều trường hợp người khởi kiện sau khi trình bày sự việc nhưng lại không có nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết; hoặc có đưa ra yêu cầu nhưng lại chung chung không cụ thể; hoặc yêu cầu chồng chéo, không thống nhất với nhau. Việc xác định đúng yêu cầu khởi kiện sẽ là tiền để ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai sau này.

Phần danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Kèm theo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phải có tài liệu; chứng cứ chứng nộp kèm để chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện tranh chấp đất đai ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào. Tài liệu nào là bản sao ghi ghi rõ bản sao; tài liệu nào bản chính thì ghi rõ là bản chính. Số hiệu trên tài liệu, giấy tờ; ghi rõ cơ quan nhà nước cấp tài liệu, giấy tờ. (Vd: Bản sao chứng minh nhân dân Lê Minh A).

Phần ký tên, điểm chỉ của người viết đơn

Cuối đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cần có chữ ký; xác nhận của người làm đơn. Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của người đó phải ký tên điểm chỉ. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên; ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ,chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, mẫu đơn xin thay đổi tên trong sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
– Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng).
– Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu?

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.
Đây là tranh chấp nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích đất đang có tranh chấp. Tranh chấp này bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề (tranh chấp đòi lại đất; tranh chấp lối đi chung;…Đối với loại tranh chấp đất đai này thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.
Đối với những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.
Đây là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (mua bán đất, tặng cho đất đai,…); Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; Tranh  quyền sử dụng đất chấp là tài sản chung vợ chồng;…. Đối với loại tranh chấp đất đai này thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật đất đai năm 2013:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.