Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng 2023

12/05/2023 | 15:52 948 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay vấn đề nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được nhiều người thắc mắc. Tôi đang được bạn rủ kinh doanh ở lĩnh vực này. Hôm trước bạn tôi có đưa tôi xem báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mới nhưng tôi vẫn chưa rành nên không biết những nội dung trong báo cáo là thế nào. Tôi muốn hỏi Mẫu Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mới thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nội dung của Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng cụ thể là hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiến trúc.

Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng bao gồm những gì?

Tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng cụ thể như sau:

Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này, hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu, văn bản pháp lý kèm theo, cụ thể:

– Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

– Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu);

– Văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng;

– Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường);

Các thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở theo cơ chế một cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

– Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có);

– Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có);

– Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơ sở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;

– Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;

– Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư, ngoài các nội dung quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phải có các nội dung sau: tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).

Mẫu Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mới thế nào?

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng thi phải thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dụng để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/quyết định đầu tư (Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP). Dưới đây là mẫu tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng:

TÊN TỔ CHỨC
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……..………….., ngày  tháng  năm 

TỜ TRÌNH

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Kính gửi: (Cơ quan chuyên môn về xây dựng).

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14;

Căn cứ Nghị định số    /2021/NĐ-CP ngày  tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan ……………………………………………………….

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chuyên môn về xây dựng) thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Tên dự án) với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

1. Tên dự án:

2. Loại, nhóm dự án:

3. Loại và cấp công trình chính; thời hạn sử dụng của công trình chính theo thiết kế.

4. Người quyết định đầu tư:

5. Chủ đầu tư (nếu có) hoặc tên đại diện tổ chức và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,…):

6. Địa điểm xây dựng:

7. Giá trị tổng mức đầu tư:

8. Nguồn vốn đầu tư: ………. (xác định và ghi rõ: vốn đầu tư công/vn nhà nước ngoài đu tư công/vn khác/thực hiện theo phương thức PPP)

9. Thời gian thực hiện:

10. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

11. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:

12. Nhà thầu khảo sát xây dựng:

13. Các thông tin khác (nếu có):

II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BÁO CÁO

1. Văn bản pháp lý: liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

2. Tài liệu khảo sát, thiết kế, tổng mức đầu tư:

– Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;

– Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư; Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu được lựa chọn áp dụng).

– Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.

3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:

– Mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có);

– Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;

– Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chuyên môn về xây dựng) thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Tên dự án) với các nội dung nêu trên.


Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:…
ĐẠI DIỆN T CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [13.41 KB]

Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng như thế nào?

Quy trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo ba bước, bao gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ trình thẩm định với các hồ sơ trình gồm:

  • Tờ trình của chủ đầu tư.
  • Báo cáo nghiên cứu đầu tư xây dựng.
  • Các tài liệu, văn bản liên quan.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả

Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra đầy đủ, xét tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định theo đúng quy định. Đồng thời trong 5 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ thẩm định, cơ quan chuyên môn xây dựng cần thực hiện đúng trách nhiệm được đưa ra.

Bước 3: Bổ sung thêm về hồ sơ (nếu có)

Trong khoảng thời gian 20 ngày, nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn xây dựng sẽ dừng việc thẩm định.

Thông tin liên hệ

Luật sư tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mới thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giá thu hồi đất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi có khó không?

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Xây dựng năm 2014, nội dung của bản báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các thông tin:
Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng.
Phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị được lựa chọn (nếu có).
Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của công trình, cùng các kích thước, kết cấu chính của công trình.
Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được xây dựng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình.
Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng chống cháy nổ.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

Mẫu tờ trình Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mới nhất bắt buộc có những gì?

Khi lập tờ trình cần: 
Nêu rõ nội dung thẩm định.
Thông tin báo cáo nghiên cứu.
Thông tin chung về dự án.
Danh mục.
Hồ sơ kèm theo. 

Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng có mấy bước?

– Xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (nếu cần, việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định). Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến;
– Gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở trong trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu.

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm những đơn vị nào?

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.