Luật quy hoạch hợp nhất có gì nổi bật?

27/12/2022 | 09:14 26 lượt xem Lò Chum

Luật quy hoạch hợp nhất

Thưa luật sư tôi có dự định mua một mảnh đất có diện tích là 340m2 để xây nhà. Thế nhưng trước khi tôi mua thì mảnh đất này là mảnh đất dùng để trồng cây lâu năm. Tôi muốn hỏi luật sư là sau khi tôi mua thì tôi có chuyển chuyển mục đích sử dụng đất này sang dụng nhà trong dự án quy hoạch đô thì của địa phương không? Trong trường hợp của tôi vì mảnh đất nằm trong quy hoạch thì có cần áp dụng luật quy hoạch không? Pháp luật hiện hành về quy hoạch đô như thế nào? Luật quy hoạch hợp nhất hiện nay gồm các nội dung như thế nào? Đối tượng và thẩm quyền áp dụng Luật quy hoạch hợp nhất là gì? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho tư vấn luật đất đai để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Luật quy hoạch hợp nhất? Luật quy hoạch hợp nhất gồm các văn bản nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Căn cứ pháp lý:

Thuộc tính Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH

Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Quy hoạch đô thị

Số hiệu:16/VBHN-VPQHNgày ký xác thực:15/07/2020
Loại văn bản:Văn bản hợp nhấtCơ quan hợp nhất:Văn phòng Quốc hội
Ngày đăng công báo:Đang cập nhậtNgười ký:Nguyễn Hạnh Phúc
Số công báo:Đang cập nhậtNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật

Nội dung Luật quy hoạch hợp nhất

Luật quy hoạch hợp nhất
Luật quy hoạch hợp nhất

Nội dung chính của Luật quy hoạch hợp nhất được chúng tôi nếu dưới đây mời bạn tham khảo và tải xuống:

Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng

1. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng gồm:

a)[30] Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội bền vững; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân;

b) Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa, trình độ khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn phát triển;

c) Đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế;

d) Bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi đến cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;

đ) Xác lập cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong vùng, khu chức năng[31], khu vực nông thôn.

2. Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng gồm:

a)[32] Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn lực huy động;

b) Cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn.

Đặc điểm quy hoạch nông thôn

Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch nông thôn[70]

1. Quy hoạch nông thôn[71] được lập cho đối tượng là xã và điểm dân cư nông thôn.

2. Quy hoạch nông thôn[72] gồm các loại quy hoạch sau đây[73]:

a) Quy hoạch chung xây dựng được lập cho toàn bộ ranh giới hành chính của xã;

b) Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho điểm dân cư nông thôn.

3. Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức việc lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nông thôn[74].

Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã

1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã gồm mục tiêu, phạm vi ranh giới xã; tính chất, chức năng của xã; xác định yếu tố tác động đến phát triển kinh tế – xã hội của xã; dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu; yêu cầu về nguyên tắc tổ chức phân bố khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.

2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm:

a) Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm xác định tiềm năng, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất đai, mạng lưới điểm dân cư nông thôn; định hướng tổ chức không gian tổng thể toàn xã; định hướng phát triển các khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật;

b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000;

c) Thời hạn quy hoạch từ 10 năm đến 20 năm;

d) Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã.

Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các công trình xây dựng, bảo tồn, chỉnh trang; công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư nông thôn.

2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm:

a) Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của cơ quan hành chính xã, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và nhà ở; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất;

b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000;

c) Thời hạn quy hoạch căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện;

d) Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.

Quy định về Thẩm định quy hoạch xây dựng

Điều 32. Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng

1. Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

2. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

3. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng

1. Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức lập. Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.

2. Ủy ban nhân dân quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban dân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định cùng cấp.

3. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.

4. Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm:

a)[75] Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Yêu cầu về nội dung đối với từng loại nhiệm vụ quy hoạch xây dựng được quy định tại các điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật này.

5. Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng gồm:

a) Việc đáp ứng các điều kiện của tổ chức thực hiện thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 150 của Luật này;

b) Căn cứ lập đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;

c) Sự phù hợp của đồ án quy hoạch xây dựng với nhiệm vụ và yêu cầu về nội dung đối với từng loại quy hoạch xây dựng quy định tại các mục 2, 3 và 4 Chương này.

Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng[76]

1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:

a) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng khu công nghệ cao;

b) Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao cấp quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:

a) Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện;

b) Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, trừ các quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều này.

c)[77] Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng.

3.[78] Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

5. Hình thức, nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm:

a) Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng phải được phê duyệt bằng văn bản;

b) Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng phải có các nội dung chính của đồ án quy hoạch xây dựng được quy định tại các điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật này và danh mục các bản vẽ được phê duyệt kèm theo.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Luật quy hoạch hợp nhất” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty của chúng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới vấn đề pháp lý về thủ tục soạn thảo hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc cần chú ý khi quy hoạch đô thị là gì?

Trong quá trình quy hoạch đô thị, chủ đầu tư phải chú ý đến một số nguyên tắc nhất định. Để đảm bảo cho quá trình quy hoạch bạn sẽ cần tuân theo 4 nguyên tắc chính theo Điều 14 Nghị định 37/2010 NĐ-CP:
Các thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thị trấn, thị xã, khu đô thị mới phải được lập bảng quy hoạch đô thị chung. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia.
Các khu vực trong thị xã, thành phố phải được lập quy hoạch phân khu nhằm cụ thể hóa các quy định chung. Điều này cũng sẽ là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết và làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng.
Các khu vực trong thị trấn, thị xã, thành phố khi thực hiện đầu tư xây dựng phải có kế  hoạch chi tiết nhằm cụ thể hóa các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung. Việc này sẽ là cơ sở để cấp phép xây dựng và lập các dự án đầu tư xây dựng.
Với các dự án đầu tư xây dựng được một chủ đầu tư tổ chức thực hiện quy mô nhỏ hơn 5ha có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không cần phải làm thêm bản quy hoạch chi tiết. Đồng thời cũng phải đảm bảo được sự phù hợp với không gian kiến trúc với khung vực xung quanh và đầu nối hạ tầng kỹ thuật.

Tại sao cần xem xét quy hoạch trước khi mua ?

Có nên xem quy hoạch đất ở trước khi mua nhà là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Như đã nói ở trên, thông qua bản đồ quy hoạch bạn sẽ biết được vị trí lô đất bạn muốn mua thuộc diện quy hoạch là gì (đất ở, quy hoạch khu công nghiệp, đất quy hoạch cây xanh đô thị,..). Từ đó, tùy theo mục đích mua của bạn để có sự lựa chọn khu đất cho phù hợp.
Bên cạnh đó nếu bạn mua đất nằm trong khu quy hoạch đất giao thông, đất quy hoạch công viên cây xanh,… thì bạn sẽ rơi vào trạng bị từ chối xây dựng nhà ở hoặc bị buộc phải dỡ bỏ giải phóng mặt bằng vì những mục đích công cộng.

Các loại quy hoạch pháp luật?

Theo  khoản 1 Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì quy hoạch đô thị được chia thành 3 loại chính:
Quy hoạch chung được lập cho thị trấn, đô thị mới, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Trong đó quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương sẽ cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ra về tổ chức không gian, công trình hạ tầng xã hội, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và nhà ở tại các thành phố trực thuộc trung ương.
Quy hoạch phân khu được lập cho đô thị mới, thị xã và các khu vực trong thành phố.
Quy hoạch đô thị chi tiết được lập cho các khu vực có yêu cầu phát triển, nhu cầu đầu tư xây dựng hoặc quản lý đô thị.