Luật chuyển nhượng đất đai từ bố sang con quy định thế nào?

24/08/2023 | 15:57 52 lượt xem SEO Tài

Việc chuyển nhượng và tặng đất giữa cha mẹ và con cái là một thực tế phổ biến, thường xảy ra trong cuộc sống gia đình. Đây là biểu hiện của tình cảm gia đình và mong muốn chia sẻ tài sản và cơ hội cho thế hệ sau. Trong đó, việc tặng đất từ cha mẹ cho con cái đặc biệt phổ biến và thường xuyên được thực hiện. Có nhiều thắc mắc về Luật chuyển nhượng đất đai từ bố sang con năm 2023 như thế nào? Để giúp bạn đọc nắm được quy định pháp luật về nội dung này, Tư vấn luật đất đai mời bạn đọc tham khảo bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Điều kiện chuyển nhượng đất đai từ bố sang con

Việc tặng đất có thể được xem như một hành động quyết định của cha mẹ để hỗ trợ con cái trong việc xây dựng cuộc sống riêng của họ. Điều này có thể giúp con cái tiết kiệm được thời gian và tiền bạc mà họ có thể đã phải dùng để mua đất. Để thực hiện việc chuyển nhượng đất đai từ bố sang con sẽ cần đáp ứng các điều kiện nhất định.

*Điều kiện đối với bố mẹ

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì bố mẹ muốn tặng cho thải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

*Điều kiện đối với con

Con không thuộc trường hợp không được nhận tặng cho theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013

– Cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy, cả bố mẹ và con đều phải đáp ứng những điều kiện trên là bố mẹ phải đủ điều kiện cho và con không được thuộc trường hợp không được nhận thì mới có thể thực hiện sang tên sổ đỏ.

Luật chuyển nhượng đất đai từ bố sang con năm 2023 như thế nào?

Bố tặng đất đai cho con bằng miệng được hay không?

Việc chuyển nhượng và tặng đất giữa cha mẹ và con cái là một phần quan trọng của cuộc sống gia đình và có thể mang lại lợi ích lớn cho cả hai thế hệ. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định pháp lý để đảm bảo rằng quá trình này diễn ra một cách trơn tru.

Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bố mẹ muốn tặng cho con thì phải lập thành hợp đồng và công chứng chứng thực theo quy định.

Luật chuyển nhượng đất đai từ bố sang con năm 2023

Sự chuyển nhượng và tặng đất giữa cha mẹ và con cái đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và thể hiện tình cảm gia đình. Đây không chỉ là việc truyền đồng tài sản, mà còn là một cách để tạo ra sự ổn định và hỗ trợ cho thế hệ trẻ. Việc này có thể giúp con cái tiết kiệm được thời gian và tài chính khi mua đất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho họ để xây dựng cuộc sống và sự nghiệp riêng.

Để thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ, thông thường phải trải qua các bước sau:

Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tặng cho. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, tặng cho nhà ở,… có thể được công chứng tại phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc Chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã (UBND xã hoặc UBND phường) nơi có đất.

Để công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho, bạn cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ sau:

– Hợp đồng tặng cho đã soạn sẵn (nhưng chưa ký – phải ký trước mặt công chứng viên hoặc cán bộ chứng thực) hoặc có thể yêu cầu dịch vụ soạn thảo hợp đồng tặng cho từ phòng/văn phòng công chứng.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ hoặc sổ hồng).

– Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bố, mẹ. con

 Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ – chứng minh tài sản chung.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của con (nếu có – một số văn phòng công chứng sẽ yêu cầu giấy tờ này nếu con đã đăng ký kết hôn).

– Phiếu yêu cầu công chứng.

Bước 2: Kê khai thuế, lệ phí trước bạ

Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 và Nghị định 10/2022/NĐ-CP thì tặng cho quyền sử dụng đất, nhà giữa cha mẹ đẻ – con đẻ hoặc cha mẹ nuôi với con nuôi là trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân và miễn lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, bạn vẫn phải làm thủ tục kê khai thuế, lệ phí và ghi đầy đủ thông tin về lý do được miễn thuế thu nhập cá nhân, miễn lệ phí trước bạ trong tờ khai thuế, lệ phí.

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai (đăng ký biến động đất đai trong trường hợp tặng cho này có nghĩa là đăng ký việc thay đổi người sử dụng đất, sở hữu nhà từ bố mẹ sang con).

Sau khi hợp đồng tặng cho được công chứng (hoặc chứng thực), bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ sau để làm thủ tục đăng ký biến động:

– Đơn đăng ký biến động (theo mẫu);

– Hợp đồng tặng cho nhà, đất đã được công chứng, chứng thực (bản gốc);

– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,…

– Tờ khai thuế thuế thu nhập cá nhân và Tờ khai lệ phí trước ban (mẫu tờ khai này bạn có thể tải sẵn trên mạng hoặc cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đưa cho bạn để bạn kê khai thông tin).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhập sẽ trả bạn phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Thời gian giải quyết thông thường không quá 10 ngày làm việc (hoặc 20 ngày tại nơi như các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn) kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ (ngày làm việc không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần).

Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đứng tên con (trường hợp được cấp mới) hoặc thông tin về người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở hiện tại là con được ghi nhận ở trạng 3, trang 4 của Giấy chứng nhận điều đó đồng nghĩa với việc Thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con đã hoàn tất.

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Luật chuyển nhượng đất đai từ bố sang con năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục gia hạn thời gian sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tặng cho đất đai được hiểu là như thế nào?

Tặng cho đất đai là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù.

Hiệu lực hợp đồng tặng cho đất cho con từ thời điểm nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 459 BLDS 2015, hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, trường hợp bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Hợp đồng tặng đất cho con cần có những nội dung gì?

Tên, địa chỉ của các bên;
Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;
Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;
Nghĩa vụ của bên tặng cho quyền sử dụng đất, bên được tặng cho quyền sử dụng đất;
Quyền của các bên và của người thứ ba đối với đất được tặng cho;
Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Nội dung hợp đồng tặng cho nhà đất riêng cho con cần nêu rõ về việc chỉ tặng cho tài sản này cho riêng người con.