Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay quy định về việc làm trang trại thế nào? Trước đây tôi được cha mẹ để lại đất rừng sản xuất. Các con của tôi trước đây đi làm công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi định kêu các con về nhà để cùng tôi làm trang trại. Làm trang trại trên đất rừng sản xuất thế nào? Làm trang trại trên đất rừng sản xuất thì có cần xin phép cơ quan có thẩm quyền không? Trạng trại hiện nay có quy định quy mô bao nhiêu mét không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Phân loại đất xây dựng trang trại và đất rừng sản xuất
Đất trang trại có thể hiểu là đất mà người dân canh tác với những hoạt động chính như: chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, thực phẩm,…
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013 mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất rừng sản xuất;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Như vây, từ căn cứ trên có thể thấy loại đất rừng sản xuất và đất xây dựng trang trại là 02 loại đất được xếp vào cũng một nhóm đất là đất nông nghiệp.
Làm trang trại trên đất rừng sản xuất thế nào?
Việc chuyển mục đích sử dụng đất trong cùng một nhóm đất cụ thể là chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất làm trang trại có phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013 Những trường hợp sau đây khi người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
– Trường hợp chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
Như vây, có thể thấy việc chuyển đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp cụ thể là mục đích sử dụng đất làm trang trại người dân cần phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân quận/ huyện.
Để được sự chấp thuận từ phía cơ quan Nhà nước người dân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người dân có thể chuẩn bị những giấy tờ trên, sau đó nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân quận/ huyện. Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, xác minh thực địa, trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xin quyết định chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại.
Mức phạt khi chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định từ đất rừng sản xuất sang đất làm trang trại
Theo quy định tại mục 2, trường hợp chuyển mục đích từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại chúng ta cần làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất và được sự chấp thuận từ phía Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, lúc này chúng ta mới được phép làm chuyển mục đích sử dụng đất ở thực tế như: xây dựng trang trại nuôi lợn, gà, trâu, bò… trên đất rừng sản xuất đó. Nếu chúng ta không làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như đã nêu trên mà thực tế đã chuyển mục đích sử dụng đất, khi cơ quan Nhà nước kiểm tra sẽ bị phạt căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.
Như vậy, mức phạt nhẹ nhất cho việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất làm trang trại mà không xin cấp phép là 3.000.000 đồng và mức phạt nặng nhất là 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng những hình phạt bổ sung như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc đăng ký đất đai theo quy định, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Đất rừng sản xuất được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 135 Luật Đất đai 2013 quy định về đất rừng sản xuất như sau:
– Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
– Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
+ Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
+ Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
+ Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
– Làm trang trại trên đất rừng sản xuất, Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Mời bạn xem thêm:
- Từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc năm 2022
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thừa kế
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Tư vấn luật đất đai tư vấn về “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là tài sản không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Tư vấn luật đất đai luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến khung giá đền bù đất đai. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.101.102 để được các chuyên gia pháp lý của Tư vấn luật đất đai tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
c) Đất rừng sản xuất;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.”
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.