Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất như thế nào?

03/02/2023 | 10:48 118 lượt xem Thủy Thanh

Các tranh chấp về đất đai thường rất đa dạng như tranh chấp quyền thừa kế, tranh chấp trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp đòi lại đất bị chiếm hữu bất hợp pháp .. Với mỗi dạng tranh chấp khác nhau thì pháp luật nước ta đều quy định các biện pháp giải quyết tranh chấp cụ thể. Pháp luật dân sự nước ta đề cao sự thỏa thuận của các bên, khi không đạt được sự thỏa thuận thì cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành thụ lý giải quyết vụ việc. Vậy “Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất” được thực hiện như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu các quy định về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Quyền đòi lại quyền sử dụng đất

Kiện đòi tài sản là một phương thức nhằm bảo vệ quyền sở hữu. Trong thực tế ngày nay, sự xâm phạm quyền sở hữu diễn ra rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Điều 256 Bộ luật Dân sự quy định quyền đòi lại tài sản:

“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của bộ luật dân sự”…

Như vậy chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, bằng nhiều cách thức, có quyền yêu cầu người đang nắm giữ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó trong trường hợp người đó đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Tài sản trong trường hợp này, ta có thể hiểu là vật bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là vật đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp, đã rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm giữ hợp pháp mà nằm ngoài ý chí của người này.

Như vậy, ta có thể xác định đối tượng của kiện đòi tài sản là tài sản đang bị chiếm hữu bất hợp pháp. Tùy từng loại tài sản khác nhau mà có thời hiệu khởi kiện có thể khác nhau theo quy định của pháp luật, đó là thời hạn mà:

“Chủ thể được quyền khởi kiện hoặc nộp đơn yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm…” ( khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015).

Các trường hợp đòi lại quyền sử dụng đất

Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Điều kiện ghi trong hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Trường hợp 2: Người muốn đổi lại quyền sử dụng đất phải chứng minh được hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là hợp đồng vô hiệu.

Trường hợp 3: Chủ đất cũ phải kẻ khai, đứng tên trong sổ đăng ký đất hoặc sổ địa chính, thực hiện quyền quản lý, sử dụng của chủ sử dụng đất; còn người đang sử dụng đất không chứng minh các giấy tờ kê khai, sử dụng đất, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người chủ đất cũ có thể đòi lại quyền sử dụng đất đỏ.

Trường hợp 4: Người có quyền sử dụng đất hợp pháp phải chứng minh được người khác có hành vi sử dụng trái phép, có quyền đòi lại quyền sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan.

Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất như thế nào?

Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản cho mình. Mục đích của phương thức kiện này là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp lấy lại được tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình . Điều kiện chung để thực hiện phương thức kiện này được quy định cụ thể như sau:

– Chủ thể yêu cầu (nguyên đơn): Phải là người chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp với tài sản đó và phải chứng minh được mình là người sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp khi có yêu cầu.

– Người bị kiện (bị đơn): Phải là người  đang chiếm hữu tài sản trên thực tế  không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Điều này rất quan trọng vì nhiều trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra người chiêm hữu tài sản của mình lúc trước nhưng lúc này người chiếm hữu tài sản đó đã trở thành chủ sở hữu của tài sản do xác lập quyền sở  hữu theo thời hiệu hoặc xác lập quyền sở hữu theo các quy định khác của pháp luật.

– Tài sản phải còn trong sự chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu bất hợp pháp: Nếu vì một lý do nào đó khiến tài sản bị hư hỏng, thất lạc, bị tiêu hủy … thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể áp dụng phương thức kiện này.

– Không rơi vào các trường hợp mà pháp luật quy định không phải trả lại tài sản  được quy định tại các Điều 257, Điều 258 Bộ luật Dân sự.

Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất
Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất

Theo qui định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự thì:

“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.

Theo đó thì chủ sở hữu chỉ đòi lại được tài sản nếu người chiếm hữu ngay tình có được động sản đó thông qua giao dịch không có đền bù với người không có quyền định đoạt đối với tài sản hoặc trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp bị người khác chiếm hữu ngoài ý muốn của chủ sở hữu. Như vậy, nếu người ngay tình có được tài sản thông qua giao dịch có đền bù và tài sản đó không phải bị mất cắp, bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu thì nguyên đơn không thể khởi kiện đòi lại tài sản.

Theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.

Việc một người có tài sản thông qua việc mua bán đấu giá hoặc giao dịch với người đã được Nhà nước có thẩm quyền công nhận là chủ sở hữu của tài sản là trường hợp mà người ngay tình hoàn toàn không có lỗi họ sẽ được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp không thể kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình mà chỉ có thể áp dụng phương thức khác để bảo vệ quyền sở hữu của mình như kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bản án về kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất

Bản án 23/2021/DS-PT ngày 15/01/2021 về đòi tài sản là quyền sử dụng đất

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

+ Nội dung tóm tắt: Vợ chồng ông NTT1 sinh được 05 người con. Tài sản bố mẹ ông để lại là 502m2 đất ở và 200m2 đất ao. Ông chưa chia đất cho người con nào, nhưng hiện nay anh NTT5 (con trai ông) cố tình xây dựng lán, lợp tôn trên đất ao của ông. Vợ chồng anh T5 đã làm xong và ở từ cuối năm 2019, còn 1/2 đất ao ông chia cho 3 người con gái nhưng vẫn chưa làm giấy tờ. Phần đất ao này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng ông sử dụng hợp pháp, trên bản đồ địa chính vẫn mang tên ông. Anh T5 nói ông đã cho đất anh T5 là không đúng.

Bản án 140/2019/DS-PT ngày 27/03/2019 về đòi tài sản là quyền sử dụng đất

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre

+ Nội dung tóm tắt: Năm 2004, bà Đinh Thị H được mẹ chồng cho phần đất có diện tích 250m2 và được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên gia đình đi làm ăn xa. Khi về nhà thì ông N đã xây nhà trên phần đất của vợ chồng bà. Bà khởi kiện yêu cầu ông N di dời nhà trả lại cho ông bà phần đất này. Ông N không đồng ý vì phần đất của ông mua của ông Đ và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bản án 403/2020/DS-PT ngày 08/10/2020 về đòi tài sản là quyền sử dụng đất

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

+ Nội dung tóm tắt: Bà LTD1 là chủ sử dụng hợp pháp thửa đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà. Do bà ở xa, không có điều kiện trông nom, nên ông LVT5 (em trai bà) đang ở sát thửa đất của bà đã sử dụng và xây dựng bức tường đầu hồi nhà cấp 4, tường hoa, tường rào, trồng cây trên thửa đất của bà. Bà yêu cầu ông T5 phá dỡ, di rời toàn bộ phần đầu hồi nhà, tường hoa, tường rào và cây trên thửa đất, trả lại thửa đất cho bà.

Bản án 01/2021/DS-ST ngày 19/01/2021 về kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất

+ Cấp xét xử: Sơ thẩm

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

+ Nội dung tóm tắt: Anh Trương Phúc L và chị Phạm Thị Hương L quản lý, sử dụng thửa đất số 289 từ khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2012, đến năm 2017 thì ông Lý Ngọc H xây dựng nền, móng, tường trên đất. Anh Lý Minh T cùng hỗ trợ ông H trong việc chiếm giữ tài sản nên phát sinh tranh chấp.

Bản án 04/2021/DS-ST ngày 10/03/2021 về kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất

+ Cấp xét xử: Sơ thẩm

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

+ Nội dung tóm tắt: Ngày 04/3/2017, bà Nguyễn Thị L đặt vấn đề bán cho ông Đặng Văn L 02 thửa đất ruộng do không có nhu cầu canh tác. Sau khi thỏa thuận thống nhất, ông L đã thanh toán cho bà L đầy đủ số tiền 80.000.000 đồng, cùng ngày bà L đã viết giấy chuyển nhượng đất ruộng. Sau đó, ông và bà L đã làm thủ tục sang tên 02 thửa đất ruộng theo quy định. Ông yêu cầu bà L bàn giao -2 thửa đất ruộng để gia đình ông canh tác nhưng bà L không bàn giao ruộng cho ông.

hông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất” .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Ưu nhược điểm của việc kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất là gì?

Ưu điểm: là biện pháp hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các biện pháp dân sự khác. Khi áp dụng sẽ nhanh chóng lấy lại được tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình do được đảm bảo bằng các biện pháp quyền lực nhà nước.
– Nhược điểm: mất thời gian, chi phí theo kiện. Có ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn. Việc bình thường hóa quan hệ này sau khi áp dụng phương thức kiện thường khó diễn ra hoặc có thì rất lâu dài.

Ai có khởi kiện trong kiện đòi tài sản?

Theo quy định pháp luật thì quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Theo đó, Điều 256 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình thì phải trả lại tài sản đó”.
Theo quy định này thì chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp là người có quyền khởi kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Chủ sở hữu là người có trong tay, người nắm giữ, quản lí tài sản được xác lập theo các căn cứ luật định và có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó. 
– Chủ sở hữu là người có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình và để xác định một tài sản nào đó có phải là tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định hay không phải dựa trên căn cứ xác lập quyền sở hữu do pháp luật quy định (theo Điều 170 Bộ luật dân sự 2015).
Một chủ sở hữu chỉ có quyền sở hữu tài sản nếu tài sản đó được xác lập dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trên thực tế không phải chủ sở hữu nào cũng có quyền sở hữu đối với một số loại tài sản nhất định, có những tài sản pháp luật quy định chỉ có những chủ thể nhất định mới có quyền sở hữu thì chỉ có những chủ thể này mới có quyền sở hữu tài sản đó và có những loại tài sản thì chủ thể phải đáp ứng những điều kiện nhất định mới được coi là chủ sở hữu thì chủ sở hữu phải tuân thủ theo những điều kiện đó.
– Người chiếm hữu hợp pháp là người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản, hoặc là người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu. Chủ thể chỉ có thể kiện đòi tài sản dựa trên cơ sở quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Nghĩa là các chủ thể không có quyền yêu cầu tòa án xét xử để đòi lại những tài sản mà theo quy định của pháp luật chủ thể đó không được quyền xác lập quyền sở hữu.

Có thể kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Đối chiếu các quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) chỉ là căn cứ xác nhận về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. Bản thân ‘sổ đỏ’ không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản.
Do đó, mặc dù “sổ đỏ” bị người khác chiếm giữ trái pháp luật, nhưng cá nhân không thể khởi kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là “sổ đỏ” vì “sổ đỏ” không phải là tài sản. Nếu cá nhân đã nộp đơn thì tòa án sẽ không thụ lý, vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.
Tranh chấp yêu cầu đòi lại Giấy chứng nhận chưa được quy định cụ thể là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Pháp luật hiện hành mới chỉ có hướng dẫn trong trường hợp mất “sổ đỏ”. Đối với trường hợp ‘sổ đỏ’ bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp thì chưa có quy định cụ thể.
Cá nhân có thể tham khảo các quy định dưới đây trong trường hợp xin cấp lại ‘sổ đỏ’ bị mất.