Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?

22/08/2022 | 09:12 113 lượt xem Thanh Loan

Hiện nay, người dân chủ yếu đổ xô lên thành phố làm việc bỏ lại đồng ruộng ở quê không canh tác khiến đất bị bỏ hoang và không được sử dụng đúng với mục đích theo yêu cầu. Trong một số trường hợp nếu như không sử dụng đất thì sẽ bị tiến hành thu hồi bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy thì không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định thu hồi đất trồng lúa ở bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định về những trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai::

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

Theo quy định này, đất trồng lúa được xem là đất trồng cây hàng năm, nếu như không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng (1 năm) liên tục thì sẽ bị thu hồi.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất trồng lúa bị vi phạm?

Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Theo quy định UBND cấp huyện sẽ có thẩm quyền thu hồi đất trồng lúa của hộ gia đình và cá nhân vi phạm.

Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?

Các trường hợp thu hồi đất đai khác do vi phạm quy định về đất đai

Căn cứ Khoản 1 Điều 64 Luật này quy định về các trường hợp thu hồi đất đai khác do vi phạm quy định về đất đai:

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng;

  • Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;
  • Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng có được bồi thường không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi, cụ thể như sau:

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Theo quy định khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất gây nên ảnh hưởng đến cây trồng lâu năm thì Nhà nước bồi thường đối với cây trồng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có bị thu hồi đất trồng lúa khi không canh tác hơn 06 tháng không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
Bên cạnh đó tại Điểm h Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:
Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
Theo đó Khoản 2 Điều này cũng quy định việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp đất trồng lúa không được sử dụng trong thời hạn 06 tháng thì chưa đủ căn cứ để bị lấy lại đất. Việc thu hồi đất sẽ căn cứ vào văn bản hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì chỉ được bồi thường đối với loại đất trồng lúa nước?

Căn cứ Khoản 1 Điều 90 Luật đất đai 2013 quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi như sau:
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
– Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
– Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
– Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
– Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 90 Luật đất đai 2013 quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi như sau:
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;
Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.