Hướng dẫn viết mẫu đơn tường trình về đất đai chuẩn quy định

07/04/2023 | 16:37 2903 lượt xem Bảo Nhi

Hiện nay, đơn tường trình về đất đai đang là một trong những loại văn bản được sử dụng một cách phổ biến. Bởi lẽ, loại văn bản này có thể được sử dụng được trong cả vụ việc dân sự cũng như hình sự hay cả những vụ việc liên quan xác nhận đất đai. Đôi khi đơn tường trình này chỉ đơn giản là tường trình lại nguồn gốc của miến đất đó bằng văn bản để các cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét giải quyết vấn đề được nêu trong bản tường trình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn tường trình về đất đai” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về bản tường trình về đất đai

Bản tường trình về nguồn gốc đất là văn bản thuật lại, kể lại, tường trình lại quá trình, nguồn gốc phát sinh quyền sử dụng đất cũng như hiện trạng sử dụng đất, trong đơn bao gồm cả phương thức khai thác đất đai qua từng thời điểm và những tác động của con người, chính quyền trong suốt quá trình sinh sống của cá nhân người làm đơn hoặc gia đình lên bất động sản của họ.

Mẫu đơn tường trình về đất đai

Hướng dẫn viết mẫu đơn tường trình về đất đai

Hướng dẫn viết mẫu đơn tường trình về đất đai chuẩn quy định
Hướng dẫn viết mẫu đơn tường trình về đất đai chuẩn quy định

Dù bản tường trình không phải những văn bản yêu cầu quá khắt khe về quy chuẩn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về thể thức của một văn bản hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Thể thức văn bản

1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

c) Số, ký hiệu của văn bản.

d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

e) Nội dung văn bản.

g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

i) Nơi nhận.

3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác

a) Phụ lục.

b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.”

– Hướng đẫn viết bản tường trình: Khi viết bản tường trình cần chú ghi đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết in hoa và chính xác

+ Địa điểm và thời gian viết bản tường trình: Cần phải viết cụ thể thời gian và địa điểm của nội dung cần tường trình.

+ Tên văn bản: Ghi rõ sự việc cần tường trình là gì

+ Kính gửi: ghi cụ thể cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị tiếp nhận bản tường trình

+ Thông tin của người viết bản tường trình: Ghi rõ họ và tên, ngày/tháng/năm, quê quán, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp đúng như CMND hoặc CCCD.

+ Nội dung chính của bản tường trình: Thường sẽ bao gồm thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, danh sách những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng; Trình tự, cũng như diễn biến, tình tiết của sự việc; Nguyên nhân của sự việc: có thể sẽ gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; Mức độ thiệt hại (nếu có); Trách nhiệm của người viết bản tường trình nếu như sự việc nói trên gây ra hậu quả; Những đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết).

Lưu ý: Tường trình là việc một người nào đó tự mình kể lại sự việc, do đó, những nội dung được kê khai cần đảm bảo tính chính xác. Bởi vì người kê khai sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin được trình bày trong Bản tường trình đó.

Trình tự thủ tục xác nhận nguồn gốc sử dụng đất

Bước 1: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu xác minh nguồn gốc sử dụng đất nộp đơn xin xác nhận nguồn gốc sử dụng đất và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có) đến UBND xã nơi có đất.

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ Cán bộ địa chính kiểm tra, phối hợp cá nhân, tổ chức tiến hành xác minh, kiểm tra thửa đất, đo đạc thực tế, vẽ sơ đồ.

Bước 3: Sau khi tiến hành xác minh, Cán bộ địa chính xác nhận đơn xin và trình Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận

Thẩm quyền xác minh nguồn gốc sử dụng đất

Cá nhân, hộ gia đình khi đi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì sẽ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký (Căn cứ tại Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Nếu trong trường hợp không có giấy tờ quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất dựa vào bản đồ địa chính, đất có đang tranh chấp không, đất sử dụng có hợp quy hoạch không rồi mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn sẽ có là bên có thẩm quyền xác minh nguồn gốc sử dụng đất.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn tường trình về đất đai”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nội dung, bố cục chuẩn của bản tường trình về đất đai phải bao gồm những gì?

Thể thức Bản tường trình gồm các nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa);
– Địa điểm, thời gian tường trình (ghi góc bên phải);
– Tên văn bản (ghi chính giữa, in hoa và bôi đậm);
– Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình;
– Nội dung bản tường trình;
– Kết thúc (ghi lời đề nghị, cam đoan; chữ ký và họ tên người làm tường trình).

Khi nào cần viết Bản tường trình về đất đai?

Bản tường trình ghi lại chi tiết sự việc đã xảy ra nhằm giúp cơ quan chức năng, người có thẩm quyền giải quyết nắm rõ được quá trình diễn ra sự việc (gồm nguyên nhân, diễn biến và kết quả) để từ đó có được phương hướng giải quyết và chế tài xử lý phù hợp.
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, bản tường trình thường được dùng trong các trường hợp:
– Học sinh vi phạm nội quy trường, lớp học (đi học muộn, trốn học, đánh nhau,…)
– Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông;
– Trong một vụ bị mất trộm, mất cắp tài sản nào đó…