Hướng dẫn thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất nhanh chóng

24/08/2022 | 16:55 503 lượt xem Thanh Loan

Đặt cọc khi mua bán nhà đất là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình mua bán. Tuy nhiên, việc soạn thảo các thỏa thuận ký gửi bất động sản thường bị bỏ qua. Điều này dẫn đến nhiều xung đột không đáng có. Vậy cách viết hợp đồng đặt cọc như thế nào và những lưu ý khi đặt cọc là gì? Cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu trong bài viết dưới đây về “Hướng dẫn thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất nhanh chóng”

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Đặt cọc là hoạt động mà bên đặt cọc giao cho bên nhận cọc một khoản tiền hoặc vật với một mức giá trị nhất định, trong 1 khoảng thời hạn nhất định. Để đảm bảo giao kết hợp đồng được diễn ra thuận lợi và đúng quy định đề ra.

Hợp đồng đặt cọc mua đất là văn bản được lập ra, nhằm ràng buộc giao dịch mua bán đất của các bên diễn ra thuận lợi. 

Mục đích lập ra hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo giao kết 1 hợp đồng dân sự. Đồng thời đảm bảo quyền lợi và tránh gây lỗ cho các bên tham gia giao dịch mua đất

Download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất năm 2022

Thủ tục đặt cọc mua nhà chỉ được thực hiện sau khi đã thực hiện các thủ tục mua bán nhà theo quy định của pháp luật. Thủ tục đặt cọc mua nhà gồm các công việc như sau:

Bước 1: soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà

Sau khi các bên thỏa thuận về việc đặt cọc mua nhà; việc đầu tiên cần thực hiện là cùng thỏa thuận và soạn thảo ra hợp đồng đặt cọc mua nhà. Bởi lẽ; hợp đồng đặt cọc mua nhà là văn bản ghi chép lại sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa hai bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất; khi xảy ra tranh chấp thì có căn cứ chứng minh.

Về nguyên tắc; bên mua và bên bán có quyền thỏa thuận các vấn đề của hợp đồng đặt cọc; nhưng nhìn chung hợp đồng đặt cọc có những nội dung sau:

  • Thông tin 2 bên tham gia ký kết hợp đồng: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
  • Đối tượng hợp đồng: đó chính là tài sản đặt cọc.
  • Mục đích đặt cọc.
  • Giá chuyển nhượng kèm theo phương thức đặt cọc, thanh toán.
  • Trách nhiệm tiến hành công chứng chuyển nhượng hoặc đăng ký sang tên.
  • Thời hạn đặt cọc.
  • Quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.
  • Cam đoan của từng bên.
  • Xác nhận của hai bên: ký và ghi rõ họ tên.

Bước 2: ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà

Sau khi bàn bạc thống nhất xong các nội dung của hợp đồng; các bên thực hiện ký kết hợp đồng; ký và ghi rõ họ tên bên mua và bên bán. Lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà:

Hướng dẫn thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất nhanh chóng
Hướng dẫn thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất nhanh chóng

Cần có người trung gian làm chứng:

  • Khi tiến hành giao dịch đặt cọc mua nhà; người làm chứng đóng một vai trò quan trọng. Họ sẽ là trung gian; minh chứng cho việc ký kết, giao dịch đặt cọc giữa hai bên.
  • Người làm chứng này phải không có bất cứ mối quan hệ họ hàng; thân quen gì với một trong hai bên giao dịch. Hơn nữa, trong hợp đồng, họ cần ký; điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng. Có như vậy; hợp đồng mới được công nhận, đảm bảo tính pháp lý.

Bước 3: thực hiện hợp đồng đặt cọc mua nhà

Sau khi ký hợp đồng, trong thủ tục đặt cọc mua bán nhà, việc đặt cọc chuyển nhượng là điều cần thiết. Khoản thanh toán này; bạn nên làm điều đó tại ngân hàng; Người mua nên để tiền trong tài khoản. Sau; khi thanh toán tiền đặt cọc chỉ cần chuyển tiền cho người bán; Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian khi kiểm tra cơ sở bằng chứng.

Hơn nữa, nhằm bảo đảm tính hợp pháp về nội dung và hình thức; bạn nên hợp pháp hóa hợp đồng này. Trong quá trình công chứng; công chứng viên sẽ kiểm tra cho bạn; chứng thực lại từng điều khoản của hợp đồng; và tạo thành bằng chứng rõ ràng trong trường hợp có tranh chấp.

Công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Hồ sơ công chứng cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (do bên bán cung cấp);
  2. Giấy tờ tùy thân: CM ND hoặc căn cước công dân/ hộ chiếu của bên mua và bên bán (cả vợ và chồng);
  3. Sổ hộ khẩu của 2 bên;
  4. Giấy đăng lý kết hôn hoặc chứng nhận độc thân (cả hai bên);
  5. Hợp đồng ủy quyền (nếu có);
  6. Phiếu yêu cầu công chứng (do bên mua soạn);
  7. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thường do bên công chứng soạn thảo);

Đóng phí công chứng mua bán nhà

Bên yêu cầu chuyển nhượng sau khi nhận được thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính phải đóng phí công chứng và thuế tại cơ quan thuế và gửi biên lai cho văn phòng công chứng đất đai.
Các khoản phí bao gồm:

  1. Lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ phải nộp bằng 0.5% giá trị chuyển nhượng.
  2. Thuế thu nhập cá nhân: Thuế phải nộp bằng 2% giá trị chuyển nhượng.
  3. Phí thẩm định hồ sơ (Mức thu do HĐ ND cấp tỉnh quyết định).

Giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất

Tải xuống mẫu giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn cách điền biểu mẫu

Mục “Bên đặt cọc”: Bên đặt cọc hay sau này sẽ là bên mua nhà đất. Mục này cần phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin về họ, tên, năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước hoặc hộ chiếu) kèm theo nơi cấp và cơ quan cấp và hộ khẩu thường trú.

Mục “Bên nhận đặt cọc”: Bên nhận đặt cọc sẽ là bên bán nhà đất trong Hợp đồng mua bán nhà đất. Tương tự như bên đặt cọc cũng phải nêu rõ, cụ thể thông tin về họ, tên, năm sinh, chứng minh nhân dân (hoặc căn cước, hộ chiếu): Số, ngày cấp, cơ quan cấp… và hộ khẩu thường trú.

Mục “số tiền”: Đây là mục quan trọng nhất của Giấy giao nhận tiền. Do đó, cần phải ghi cụ thể số tiền đặt cọc bằng số và bằng chữ.

Mục “Lý do đặt cọc”: Vì đây là giấy giao nhận tiền đặt cọc để mua bán nhà đất nên lý do đặt cọc sẽ là để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày….. Trong mục này có thể nêu qua về thông tin của nhà đất mà hai bên dự định mua bán.

Mục “Thời hạn đặt cọc”: Nêu rõ thời gian đặt cọc là bao nhiêu ngày, tháng, năm và bao gồm thời điểm bắt đầu đặt cọc đến khi việc đặt cọc kết thúc.

Giấy thỏa thuận mua bán nhà đất và đặt cọc

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]


Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới

Để tránh việc những điều khoản trong hợp đồng đặt cọc không rõ ràng; hay có nguy cơ bị lừa đảo do hợp đồng giả; khách hàng hoàn toàn có thể thuê luật sư uy tín soạn thảo hợp đồng này dưa trên ý chí của khách hàng.

Tư vấn luật đất đai sở hữu đội ngũ luật sư uy tín; chuyên nghiệp; giàu kinh nghiệm, chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành các thủ tục đặt cọc mua nhà về mặt pháp lý; liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua nhà một cách nhanh nhất.

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà của Tư vấn luật đất đai. Tư vấn luật đất đai sẽ thực hiện:

  • Tư vấn Các nội dung cụ thể có trong hợp đồng; và các phương án lựa chọn dựa trên yêu cầu của khách hàng
  • Bổ sung và Soạn thảo các văn bản thỏa thuận giữa các bên; đầy đủ và chặt chẽ (Biên bản bàn giao, Văn bản thỏa thuận các điều khoản riêng…)
  • Tư vấn và hướng dẫn ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
  • Sửa đổi, bổ sung nội dung, điều khảon trong hợp đồng theo yêu cầu của các bên; phù hợp với quy định của pháp luật và hạn chế những rủi ro và giảm tối thiếu các tranh chấp phát sinh;
  • Tư vấn và hỗ trợ trong quá trình phát sinh hoặc sửa đổi bổ sung nội dung Hợp đồng trong thời hạn đặt cọc
  • Tư vấn quá trình mua bán nhà đất và sang tên sổ đỏ sau khi đặt cọc

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà của Tư vấn luật đất đai?

Đến với dịch vụ của Tư vấn luật đất đai bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Hợp đồng đặt cọc mua nhà là cần có độ chính xác cao; nhanh chóng kịp thời. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà của Tư vấn luật đất đai; quý khách sẽ được đội nũ luật sư tư vấn tận tình, soạn thảo hợp đồng chuẩn; tránh được nhiều rủi ro pháp lý như lừa đảo,…..

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo yêu cầu của quý khách luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Tư vấn luật đất đai có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất và vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn quý khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ của cúng tôi một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với quý khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Tư vấn luật đất đai sẽ bảo mật tuyệt đối.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Hướng dẫn thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất nhanh chóng”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất, tách sổ đỏ, sổ hồng, sang tên sổ đỏ sổ hồng, khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Việc đặt cọc có bắt buộc phải lập thành văn bản không?

Tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, có quy định về đặt cọc như sau:
– Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
– Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đặt cọc dưới hình thức nào thì có hiệu lực pháp luật?

Căn cứ Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về các hình thức giao dịch dân sự như sau:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo điều 328 Bộ luật này có quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng

Khoản phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Đặt cọc mua nhà là quan hệ dân sự do các bên thoả thuận, do đó đầu tiên bạn phải căn cứ vào các thoả thuận trong hợp đồng đặt cọc. Nếu trong hợp đồng không có quy định thì sẽ áp dụng quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2005 để giải quyết.
Khoản 1 Điều 302 Bộ luật Dân sự năm 2005: Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Trong trường hợp này bạn đã vi phạm thoả thuận giao kết hợp đồng hợp đồng dân sự, do đó phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự khi vi phạm.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 358 cũng quy định, trong trường hợp hợp đồng dân sự không được giao kết, thực hiện thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản đặt cọc được giải quyết như sau:
– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.