Việc thu hồi đất của Nhà nước để thực hiện các dự án đã không còn xa lạ gì. Tuy nhiên, khi bồi thường đất vẫn thường xảy ra những tranh chấp như tiền bồi thường, diện tích thu hồi sai, không được thông báo về vấn đề thu hồi… Để việc giải quyết tranh chấp diễn ra đúng quy định, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất. Mời các bạn quan tâm đón đọc bài viết của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Những vướng mắc thường gặp khi Nhà nước thu hồi đất
Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy: cơ quan Nhà nước chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục khi Nhà nước thu hồi đất. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa công khai, minh bạch. Người bị thu hồi đất rơi vào thế yếu khi Nhà nước ấn định giá bồi thường rất thấp so với giá thị trường. Tình trạng người bị thu hồi đất cùng một khu vực nhưng đền bù với giá đất khác nhau do giá đất được ấn định theo địa giới hành chính dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện hành chính kéo dài.
Những sai phạm thường gặp khi Nhà nước thu hồi đất:
- Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi;
- Không công khai phương án đền bù, tái định cư;
- Thu hồi đất không đúng đối tượng, không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt;
- Sai lệch hồ sơ, vị trí đất thu hồi trên thực địa;
- Cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không minh bạch, không công bằng.
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất
Điều kiện được bồi thường về đất
Để được bồi thường về đất phải có Sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;…”.
Như vậy, để được bồi thường về đất thì hộ gia đình, cá nhân cần đáp ứng đủ điều kiện sau:
– Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
– Có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận (điều kiện cấp Giấy chứng nhận khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất gồm 02 trường hợp: Có giấy tờ và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất).
Hòa giải tranh chấp tiền bồi thường đất
Việc bồi thường đất đang tranh chấp được quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐ-CP trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.
- Trong trường hợp không phân rõ ranh giới đất hoặc có sự sai lệch, chồng chéo thông tin trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa những người sử dụng đất, gây khó khăn trong việc tiền bồi thường đất thì người sử dụng đất có thể thực hiện việc hòa giải theo Luật đất đai 2013 như sau:
- Trong trường hợp không tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Việc hòa giải tranh chấp được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được có thể gửi đơn lên UBND cấp tỉnh hoặc Tòa án để giải quyết.
Sau khi tiến hành giải quyết tranh chấp xong thì tiền bồi thường sẽ được tiến hành chi trả. Tiền bồi thường được tính căn cứ vào thời điểm nhà nước tiến hành thu hồi đất.
Quy định pháp luật về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Căn cứ theo Điều 93 Luật đất đai 2013
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
3. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
4. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
Như vậy, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền chậm trả tiền bồi thường thì người sử dụng đất sẽ được hưởng thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế. Ngoài ra, người sử dụng đất có thể làm đơn lên cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết tiền bồi thường đất
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định năm 2022
- Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến?
- Làm sao để thu thập chứng cứ khi có tranh chấp đất đai xảy ra?
Câu hỏi thường gặp
– Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (Tổng 06 tháng – Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự).
– Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).
– Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.
Khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013 quy định:
Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này”.
Căn cứ theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP, trường hợp người sử dụng đất không có sổ đỏ nhưng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được bồi thường như sau:
– Bồi thường về đất đồng thời là các khoản chi phí đầu tư vào đất;
– Bồi thường về thiệt hại tài sản thời điểm bị tịch thu đất;
– Hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân khi thu hồi đất.
Như vậy, người sử dụng đất nếu có không có sổ đỏ nhưng có đủ điều kiện được cấp sổ đỏ thì hoàn toàn có thể được Nhà nước bồi thường khi bị thu hồi đất