Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất đai năm 2022

03/07/2022 | 00:24 15 lượt xem Thanh Loan

Hiện nay, tranh chấp đất đai là một vấn đề nóng hổi, phức tạp và diễn ra khá phổ biến. Các trường hợp tranh chấp về tặng cho đất đai thường xảy ra khi hai bề mâu thuẫn về hợp đồng tặng cho. Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây của chúng tôi về hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện tặng cho nhà đất năm 2022

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013, tại khoản 1 Điều 188 thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quyền tặng cho đất và/hoặc quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:

  • Điều kiện 1: Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng thửa đất đó, trừ 02 trường hợp đặc biệt sau:

Trường hợp 1: Người tặng quyền sử dụng đất là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Đối tượng này không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho.

Trường hợp 2: Quyền tặng cho đất đai được quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 không cần có giấy chứng nhận với 2 trường hợp:

Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp: Người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất: Người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận mà chưa cần có giấy chứng nhận.

  • Điều kiện 2: Quyền sử dụng đất không trong tình trạng bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Điều kiện 3: Nhà đất được tặng cho  không có bất cứ vấn đề gì về tranh chấp.
  • Điều kiện 4: Nhà đất được cho tặng vẫn còn thời hạn sử dụng đất.
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất năm 2022
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất năm 2022

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất năm 2022

Các trường hợp xảy ra tranh chấp về tặng cho nhà đất thường là tranh chấp về hợp đồng tặng cho đất.

Giải quyết tranh chấp về tặng cho đất đai

Hòa giải tranh chấp về tặng cho đất đai

Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp”.

Như vậy, khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, trong thời hạn không quá 45 ngày UBND cấp xã có trách nhiệm:

+ Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, thực tế hiện trạng sử dụng đất;

+ Tiến hành thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 điều 88 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã (phường, thị trấn) gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…

+ Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Và biên bản hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được gửi đến các bên tranh chấp.

Khởi kiện giải quyết tranh chấp về tặng cho đất đai

Trường hợp hòa giải không thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất đai năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về cho tặng đất?

Tùy vào việc đương sự trong tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quy định tại điều 100 luật Đất đai 2013 (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…) hay không mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng khác nhau, cụ thể:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. 
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền:
UBND huyện: Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
UBND tỉnh: Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp về tặng cho đất của Uỷ ban nhân dân thì làm thế nào?

Theo điều 203 Luật đất đai 2013:
Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân của pháp luật về tố tụng hành chính nếu không đồng ý quyết định giải quyết của UBND huyện
Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân nếu không đồng ý quyết định giải quyết của UBND tỉnh

Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm giải quyết tranh chấp về tặng cho đất đai của tòa án thì làm thế nào/

Trong trường hợp này bạn làm đơn kháng cáo gửi tòa án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày từ ngày nhận được bản án.
Điều 272 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.