Hợp thức hóa đất lấn chiếm là hành vi gì?

19/09/2022 | 10:16 18 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, trước đây tôi được gia đình tặng cho mảnh đất nhưng không thể canh tác được nên đã cho dì của tôi ở nhờ. Bây giờ tôi muốn lấy lại đất làm cơ sở kinh doanh thì mới hay tin dì tôi đã lén lút sang tên sổ đỏ bất hợp pháp. Bây giờ tôi nên làm gì? Có kiện ra Toà án được không? Hợp thức hóa đất lấn chiếm là hành vi gì? Hợp thức hóa đất lấn chiếm bị xử lý như thế nào? Hợp thức hóa đất lấn chiếm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc cho bạn như sau:

Hợp thức hóa đất lấn chiếm là hành vi gì?

khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) khi có đủ 02 điều kiện sau:

– Điều kiện 1: Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.

– Điều kiện 2. Không có tranh chấp.

Trong đó:

– Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/7/2014, sau ngày 01/7/2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật.

– Chỉ hộ gia đình, cá nhân mới được cấp, không áp dụng với tổ chức.

– Không phải tất cả các trường hợp lấn, chiếm đều được cấp Sổ đỏ mà chỉ có người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không có tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ.

Hợp thức hóa đất lấn chiếm là hành vi gì?
Hợp thức hóa đất lấn chiếm là hành vi gì?

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay ra sao?

Theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

“a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai được quy định ra sao?

Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Chuyển nhượng đất đang tranh chấp có được không?

Theo như thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất nói trên là do mẹ chồng bạn cho chồng bạn và sau khi chồng bạn mất thì bạn đứng tên do thừa kế. Tuy nhiên không rõ là khi mẹ chồng bạn cho tặng cho chồng bạn thì chồng bạn đã làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất hay chưa và khi chồng bạn mất có để lại di chúc hay không.

Trong trường hợp không có di chúc thì sau khi chồng bạn mất, mảnh đất này phải được chia thừa kế theo pháp luật, cụ thể là theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết đều được chia phần di sản thừa kế bằng nhau. Do đó, về mặt pháp lí, mẹ chồng bạn và bạn có quyền được chia di sản thừa kế như nhau đối với tài sản của chồng bạn.

Để có xác nhận là đất không tranh chấp, bạn cần thỏa thuận với mẹ chồng bạn để làm thủ tục phân chia di sản thừa kế hoặc mẹ chồng bạn phải ủy quyền cho bạn thực hiện giao dịch chuyển nhượng, sau đó bạn chuẩn bị hồ sơ và tới Ủy ban nhân dân xã để xin xác nhận. Sau khi có xác nhận đất không tranh chấp thì bạn có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất theo quy định.

Trong trường hợp nào đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ?

Hợp thức hóa đất lấn chiếm được nhiều người quan tâm. Trong trường hợp nào đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ?

Trường hợp 1: Người đang sử dụng đất ổn định theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ theo quy định sau:

– Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất.

– Nếu đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì được cấp Sổ đỏ.

Trường hợp 2: Người đang sử dụng đất ổn định theo quy định tại điểm a và điểm c Khoản 2 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ:

– Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì xử lý như sau:

+ Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

+ Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Sổ đỏ.

– Trường hợp lấn, chiếm đất đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất nếu sử dụng ổn định và không tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ.

Lưu ý: Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì sẽ bị thu hồi.

Trường hợp 3: Người sử dụng đất ổn định theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ.

Cụ thể:

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng mà không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người sử dụng đất ổn định, không tranh chấp thì được cấp sổ đỏ.

Các khoản tiền phải nộp khi làm sổ đỏ

Không giống các trường hợp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lấn chiếm phải nộp tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ. Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lấn chiếm mà được cấp hoặc xem xét cấp sổ đỏ phải nộp các khoản tiền như: Lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ.

Lệ phí trước bạ = 0.5% x (Diện tích x Giá 1m2 tại bảng giá đất)

Trong các khoản tiền khi làm sổ đỏ thì lệ phí cấp sổ đỏ là ít nhất, tùy từng tỉnh mà có mức thu khác nhau vì lệ phí cấp sổ đỏ do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

Trong đó, khoản tiền phải nộp nhiều nhất khi làm sổ đỏ là tiền sử dụng đất. Tùy thuộc vào từng trường hợp (có hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, nguồn gốc, vị trí, diện tích thửa đất,…) mà có tiền phải nộp khác nhau.

Hợp thức hóa đất lấn chiếm là hành vi gì?
Hợp thức hóa đất lấn chiếm là hành vi gì?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Hợp thức hóa đất lấn chiếm là hành vi gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, khung giá đền bù đất đai, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, tra cứu chỉ giới xây dựng, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất đai, giá đất đền bù giải tỏa, gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp; tranh chấp thừa kế đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai như lấn, chiếm… được tính thế nào?

– Phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể.
– Trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất theo quy định thì được trừ số tiền đã nộp vào tiền sử dụng đất phải nộp; mức trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ có được cấp sổ đỏ không?

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp khi nào?

 Điều kiện 1: Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.
– Điều kiện 2. Không có tranh chấp.