Hợp thửa đất thổ cư và đất trồng cây lâu năm như thế nào?

01/08/2023 | 15:20 38 lượt xem SEO Tài

Điều kiện và thủ tục để chuyển đổi đất trồng cây lâu năm thành đất thổ cư là một vấn đề quan trọng và được nhiều người sử dụng đất quan tâm. Việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư mang theo nhiều lợi ích và cơ hội phát triển, đồng thời cũng cần tuân thủ các quy định và quy trình pháp lý để đảm bảo tính minh bạch và công bằng. Vậy quy định về việc thực hiện hợp thửa đất thổ cư và đất trồng cây lâu năm như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai để hiểu được quy định này nhé!

Căn cứ pháp lý

Muốn thực hiện hợp thửa đất cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định pháp luật về đất đai, được quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật khác liên quan, việc thực hiện giao dịch hợp thửa đất hoặc chuyển giao mục đích sử dụng đất đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện được quy định. Mục tiêu chính của việc thiết lập những quy định này là bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên tham gia và đảm bảo sự thực hiện đúng nghĩa vụ của mỗi bên liên quan đến giao dịch.

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100, Điều 101 của Luật đất đai

– Các thửa đất phải liền kề nhau: Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ”. Theo đó khi hợp hai thửa đất thành một thửa thì thửa đất hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Mà muốn phần diện tích thửa đất hình thành sau khi hợp thửa được giới hạn bằng ranh giới xác định thì các thửa đất muốn hợp thửa phải liền kề nhau.

– Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng: Tại thông tư 25/2014/TT-BTNMT: “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.” Mục đích sử dụng đất trên toàn diện tích thửa đất phải giống nhau. Như vậy, thửa đất hình thành từ việc hợp thửa cũng phải có mục đích sử dụng đất giống nhau trên toàn diện tích thửa đất. Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng mà muốn hợp thửa thì phải chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất.

– Điều kiện hợp thửa đất thứ ba: phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt hạn mức theo quy định. Nếu ngoài hạn mức, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm về đất đai theo quy định.

– Nộp hồ sơ đề nghị hợp thửa đất khi đáp ứng các điều kiện hợp thửa tại cơ quan nhà nước về đăng ký đất đai có thẩm quyền

Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.

Hợp thửa đất thổ cư và đất trồng cây lâu năm như thế nào?

Để thực hiện việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư, đầu tiên người sử dụng đất cần phải kiểm tra các quy định và điều kiện của pháp luật địa phương hoặc quốc gia. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về các quyền và hạn chế liên quan đến việc chuyển đổi loại đất này và các yêu cầu về diện tích tối thiểu, mục đích sử dụng đất, và các yếu tố khác.

Căn cứ khoản 1 Điều 98  Luật đất đai 2013 quy định:

“1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó”.

Theo quy định trên, về nguyên tắc thì Giấy chứng nhận được cấp theo từng thửa đất. Tuy nhiên, nếu người sử dụng đất có nhiều thửa đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.

Hợp thửa đất thổ cư và đất trồng cây lâu năm như thế nào?

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính:

“2.3. Đối tượng thửa đất

a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Theo quy định này để hợp thửa thì các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng với nhau; trường hợp khi hai thửa đất khác mục đích sử dụng (một thửa đất ở, một thửa đất nông nghiệp) thì sẽ không được hợp thửa.

Đất trồng cây lâu năm có được lên thổ cư không?

Việc bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật trong các giao dịch liên quan đến đất đai là cực kỳ quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời tránh những vấn đề pháp lý và tranh chấp về quyền sở hữu đất đai. Vậy chi tiết quy định đất trồng cây lâu năm có được lên thổ cư không?

Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Trong khi đó, đất thổ cư hay còn gọi là đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp dùng để xây dựng các công trình, nhà ở.

Tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Theo đó, điểm d khoản 1 nêu trên quy định trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tóm lại, người sử dụng đất trồng cây lâu năm được phép chuyển mục đích sử dụng lên đất thổ cư nhưng phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Hợp thửa đất thổ cư và đất trồng cây lâu năm như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ cung cấp mọi dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tiền bồi thường thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Để hợp thửa đất không cùng mục đích sử dụng cần đáp ứng điều kiện gì?

Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng: Tại thông tư 25/2014/TT-BTNMT: “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.” Mục đích sử dụng đất trên toàn diện tích thửa đất phải giống nhau. Như vậy, thửa đất hình thành từ việc hợp thửa cũng phải có mục đích sử dụng đất giống nhau trên toàn diện tích thửa đất. Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng mà muốn hợp thửa thì phải chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất.

Thời gian thực hiện thủ tục tách thửa, hợp thửa đất là bao lâu?

Theo Khoản 40 Điều 1 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày.
Như vậy, đối với thủ tục tách thửa, hợp thửa đất thì thời gian thực hiện thủ tục là không quá 15 ngày.

Nghĩa vụ về tài chính khi thực hiện hợp thửa đất như thế nào?

– Lệ phí địa chính: Mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tùy vào điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi địa phương.
– Lệ phí thực hiện thủ tục hợp thửa đất: Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi địa phương mà tỉnh quy định mức thu.
– Phí đo đạc: Tổ chức, đơn vị có chức năng đo đạc sẽ căn cứ vào diện tích đất mà sẽ xác định phí đo đạc cụ thể
– Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu muốn cấp đổi Sổ đỏ thì cần nộp thêm Lệ phí cấp đổi Sổ đỏ.