Hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư có cần công chứng không?

11/08/2023 | 16:09 1127 lượt xem Hương Giang

Ngày nay, các giao dịch mua bán chuyển nhượng những loại tài sản có giá trị lớn thường được giao kết bằng hợp đồng và được công chứng, chứng thực tại các tổ chức có thẩm quyền. Việc làm này nhằm tăng giá trị pháp lý cho hợp đồng mua bán, đảm bảo quá trình thực hiện nghĩa vụ của các bên liên quan. Vậy liệu hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư có cần công chứng không? Quy trình công chứng hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư thực hiện như thế nào? Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua nhà hiện nay ra sao? Những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán nhà sẽ được Tư vấn luật đất đai làm rõ ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua nhà hiện nay

Các giao dịch liên quan đến mua bán chuyển nhượng bất động sản nhà đất diễn ra rất thường xuyên và phổ biến trong đời sống thường ngày của người dân. Tuy nhiên các bên trong hợp đồng cần lưu ý các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực pháp luật và được cơ quan nhà nước công nhận. Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua nhà hiện nay như sau:

Căn cứ theo Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Sự thỏa thuận giữa các bên mà qua đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia,
  • Bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

Do đây là hợp đồng giao dịch dân sự. Vì vậy cần đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Các bên tham gia xác lập giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;
  • Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
  • Phải đáp ứng điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự;

Hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư có cần công chứng không?

Thủ tục công chứng, chứng chực các loại văn bản, hồ sơ, hợp đồng,… rất phổ biến và cần thiết trong thời buổi hiện nay. Ngoài việc đảm bảo ràng buộc nghĩa vụ của các bên, việc công chứng còn hạn chế được các tranh chấp giữa các chủ thể về sau. Vậy liệu theo quy định hiện hành, hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư có cần công chứng không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải đáp qua nội dung sau:

Theo quy định Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại… phải thực hiện công chứng.

Theo đó, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất hay hợp đồng mua bán nhà đất là hợp đồng yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ việc công chứng hợp đồng mua bán tại cơ quan, văn phòng công chứng. Nếu hợp đồng mua bán nhà đất mà không được công chứng thì đó là hợp đồng vô hiệu hay không có hiệu lực pháp luật. Ngoại trừ các trường hợp sau đây:

– Một bên trong hợp đồng mua bán đất, tài sản gắn liền với đất là tổ chức kinh doanh bất động sản;

– Mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;

– Mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.

Các trường hợp này sẽ vẫn được công chứng, chứng thực nếu các bên có nhu cầu.

Hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư có cần công chứng không
Hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư có cần công chứng không

Quy trình công chứng hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư

Thông thường, khi muốn mua các loại tài sản có giá trị lớn như nhà đất, người dân thường tìm hiểu các dự án đầu tư và thực hiện mua bán chuyển nhượng thông qua chủ dự án đầu tư. Để hạn chế tình trạng lừa đảo khi giao kết hợp đồng, các bên cần có mặt tại các địa điểm công chứng để tiến hành công chứng hợp đồng. Vậy quy trình công chứng hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư thực hiện thế nào, hãy cùng làm rõ:

Quy trình công chứng hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư như sau:

Bước 1: Các bên mang đầy đủ Giấy tờ nêu trên đến Phòng/ Văn phòng công chứng để yêu cầu Công chứng Hợp đồng, giao dịch của các bên.

Theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 – Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

Bên bán, bên tặng choBên mua, bên nhận tặng cho
– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ).
– Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng).
– Sổ hộ khẩu.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn).
– Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).
– Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
– Sổ hộ khẩu.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân.
– Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Các bên có thể soạn trước hợp đồng.

Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ (Bản photo và bản gốc để đối chiếu); Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email

Bước 2: Công chứng Kiểm tra Giấy tờ (nếu hợp lệ) sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng theo yêu cầu của các bên

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Các bên tiến hành đọc lại, kiểm tra nội dung Hợp đồng công chứng soạn.

Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng, giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang bộ phận thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.

Bước 4: Các bên ký tên, lăn tay vào Hợp đồng và Công chứng viên công chứng Hợp đồng.

Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Các bên đóng lệ phí công chứng và nhận bản chính Hợp đồng.

Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên  nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại Phòng trả hồ sơ.

Chú ý:

Trường hợp công chứng ngoài trụ sở: Nếu người yêu cầu công chứng có yêu cầu ký hợp đồng ngoài trụ sở Văn phòng Công chứng thì ghi vào phiếu yêu cầu công chứng nêu rõ: lý do, địa điểm, thời gian để Công chứng viên sắp xếp giải quyết.

Trường hợp người yêu cầu công chứng tự soạn thảo hợp đồng: Nếu người yêu cầu công chứng đã tự soạn thảo hợp đồng thì nộp cho Công chứng viên. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của hợp đồng. Nếu hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn các bên ký hợp đồng. Trường hợp hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật, công chứng viên sẽ bổ sung, sửa đổi. Khi đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hẹn thời gian ký hợp đồng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư có cần công chứng không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất đơn giản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Có cần công chứng hợp đồng mua bán chung cư không?

Nhiều người dân khi mua bán chung cư nhưng lại không nắm rõ việc có cần công chứng hợp đồng mua bán chung cư hay không? Thực tế, điều này đã được quy định rõ tại Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014. Theo đó, trường hợp mua bán nhà ở thương mại, trong đó có nhà chung cư phải thực hiện công chứng, chứng thực khi mua bán.
Trừ các trường hợp dưới đây, không cần công chứng hợp đồng mua bán nhà ở. Cụ thể, mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.

Hậu quả pháp lý của việc mua bán đất bằng hợp đồng chưa công chứng là gì?

Nếu giao dịch dân sự không thỏa các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Thì căn cứ theo Điều 122 Bộ luật này, giao dịch đó sẽ trở nên vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật này như sau:
Hợp đồng không có giá trị từ thời điểm giao kết, không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên;
Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;
Bên nào có lỗi dẫn đến thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.