Đất đai là một nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước, khi nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường thì đất đai càng cho thấy vai trò quan trọng của mình. Việc này cũng dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng nhiều với tính chất đa dạng và phức tạp. Nhà nước đã ban hành các quy định điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó có phương thức hòa giải. Vậy khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành, phải làm sao? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về những quy định này tại bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Những trường hợp nào bắt buộc phải hòa giải tranh chấp đất đai?
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai thì việc hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến đất đai sẽ được Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở tại cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP lại có hướng dẫn về việc trả lại đơn khởi kiện do chưa đủ điều kiện khởi kiện, Theo đó, trong trường hợp đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại cơ quan có thẩm quyền thì được xác định là chưa có đủ điều kiện để khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Từ đó có thể kết luận rằng những tranh chấp mà bản chất là để xem xét xem ai là người có quyền sử dụng đất sẽ là tranh chấp về đất đai bắt buộc phải tiến hành hòa giải cơ sở trước khi khời kiện ra Tòa án. Còn đối với những tranh chấp về đất đai còn lại như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại cơ quan có thẩm quyền không phải là điều kiện tiên quyết để khởi kiện vụ án ra Tòa án nhân dân.
Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ quan nào?
Cũng căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị quyết sô 04/2017/NQ-HĐND nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai ở đây là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Theo đó nếu tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp
Như vậy ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất sẽ là cơ quan có thẩm quyền để tiến hành hòa giải cơ sở về tranh chấp đất đai khi có đơn của các bên tranh chấp yêu cầu hòa giải.
Hòa giải tranh chấp đất đai không thành phải làm sao?
Việc hòa giải sẽ được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và trong trường hợp hòa giải không thành sẽ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Bản hòa giải sẽ được gửi đến các bên tranh chấp và được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Khi đã có được biên bản hòa giải không thành được lập theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, sẽ có hai trường hợp sau đây người dân cần phải tiến hành:
– Đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết
– Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức sau để giải quyết:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
* Lưu ý về thẩm quyền giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu đương sự lựa chọn Ủy ban nhân dân là nơi để giải quyết tranh chấp khi hòa giải không thành và không có giấy tờ theo quy định:
– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết
– Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết
Những người có thẩm quyền nêu trên phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp sẽ có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hòa giải tranh chấp đất đai không thành, phải làm sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chia thừa kế đất hộ gia đình, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phí môi giới thuê nhà là bao nhiêu?
- Diện tích nhà ở tối thiểu trên đầu người
- Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào?
Câu hỏi thường gặp:
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:
Đơn khởi kiện theo mẫu.
Chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình
Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.
Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, có 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ gồm:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Căn cứ Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, trước khi gửi đơn khởi kiện đến Tòa án phải qua hòa giải ở UBND cấp xã; ngược lại, đối với những tranh chấp khác thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã là không bắt buộc.