Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không?

27/05/2022 | 21:39 14 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau hay không? Đất của tôi là đất hộ gia đình. Lúc mua đất thì trong sổ hộ khẩu có gia đình tôi gồm 9 người. Hiện tại thì các em tôi đã có vợ có chồng nên đã tách khẩu ra. Như vậy thì quyền sử dụng đất của thành viên hộ gia đình có gì khác hay không? Xác định quyền sử dụng đất dựa trên sổ hộ khẩu thời điểm nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Quyền sở hữu nhà đất được thể hiện trên giấy chứng nhân quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại giấy tờ theo quy định của pháp luật thì được dùng để xác định một mảnh đất thì thuộc quyền sở hữu của ai. Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không? Để giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề trên, Luật sư tư vấn luật đất đai xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai

Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định của Luật cư trú 2006 thì nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên; ổn định; không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú

Điều 24 Luật Cư trú 2006 quy định:

“Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân”

Như vậy; căn cứ theo những quy định trên; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ hộ khẩu là 2 loại giấy tờ độc lập với nhau; người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện theo Luật Đất đai 2013.

Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không?
Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không?

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có giấy tờ

Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất  khi người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100; 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013. Từ những quy định trên; để được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận hay người dân còn gọi là Sổ đỏ) phải có đủ điều kiện theo quy định.

Trường hợp 1: Có giấy tờ và không phải nộp tiền sử dụng đất

Căn cứ khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013; hộ gia đình; cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau thì được cấp giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất, bao gồm:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa; Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất; Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.

Quyền của chủ hộ đối với mảnh đất của gia đình

Đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng

Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định cách ghi thông tin về người sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình như sau:

“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên; năm sinh; tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.”.

Như vậy; trường hợp chủ hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung với những thành viên khác thì được ghi tên trong Giấy chứng nhận (ghi rõ tại trang 1 của Giấy chứng nhận).

Ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giao dịch khác

Đất của hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của các thành viên; đây là tài sản chung có thể phân chia. Khi chuyển nhượng thì không cần phải có chữ ký của toàn bộ thành viên hộ gia đình sử dụng đất vào hợp đồng chuyển nhượng; tặng cho mà chỉ cần người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký tên. Nội dung này được quy đỉnh rõ tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

“Hợp đồng; văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.”.

Mặt khác; người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng; văn bản giao dịch về nhà đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).

Tóm lại; chủ hộ gia đình có tên trên Giấy chứng nhận được thay mặt hộ gia đình ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng; chuyển đổi; thế chấp; tặng cho; góp vốn; cho thuê; cho thuê lại quyền sử dụng đất.

Ký các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Trong quá trình sử dụng đất có thể sẽ phát sinh nhiều thủ tục hành chính về đất đai; khi đó người đứng tên trên Giấy chứng nhận (thông thường là chủ hộ) có quyền ký các biểu mẫu; giấy tờ; hồ sơ của các thủ tục đó; cụ thể:

– Ký vào đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

– Ký vào các mẫu đơn khi thực hiện thủ tục cấp đổi; cấp lại

Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không?
Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không?

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân; xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu được quy định thế nào?

Sổ hộ khẩu là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân.
 Tại Điều 18 Luật cư trú 2006 quy định:
Công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu.
Trong khi đó, Điều 24 làm rõ vai trò của Sổ hộ khẩu như sau: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.

Người sử dụng đất có những quyền gì?

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật?

Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013 là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại luật này.