Thưa luật sư, Bản chúng tôi có kế hoạch xây dựng nhà văn hóa, vì diện tích đất của bản không nhiều nên quyết định xây dựng ở gần trường mầm non và đăng sau khu đó là cánh đồng ruộng. Tôi hiện đang là trưởng bản nên khi dùng máy xúc để san đất thì có chiếm 5m phần ruộng. Tôi muốn hỏi luật sư là Hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp thì quy định như nào thì bị xử phạt. Mức xử phạt theo quy định hiện nay như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Đất nông nghiệp là gì?
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia thành 03 nhóm:
– Nhóm đất nông nghiệp.
– Nhóm đất phi nông nghiệp.
– Nhóm đất chưa sử dụng.
Theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Đất trồng cây lâu năm.
– Đất rừng sản xuất.
– Đất rừng phòng hộ.
– Đất rừng đặc dụng.
– Đất nuôi trồng thủy sản.
– Đất làm muối.
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Thế nào là Hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp?
Hành vi này được quy định tại Nghị định 91/2019 NĐ-CP về khắc phục vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Theo đó, hành vi lấn đất là hành vi lấn đất là việc mà người đang sử dụng đất; tự chuyển dịch mốc thời giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất; mà không có sự cho phép của một trong hai chủ thể; là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó.
Hành vi Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:
– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng; mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình; cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất; cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định như trên, việc xây nhà trên phần đất lấn chiếm của người khác; là hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật.
Lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai; vì vậy việc lấn chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Cấu thành của tội lấn chiếm đất đai
Mặt khách quan
Về hành vi, phải có một trong các hành vi sau:
- Lấn chiếm đất.
- Chuyển quyền sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước.
- Sử dụng đất trái với quy định của Nhà nước. Được hiểu là việc người sử dụng đất đã không thực hiện đúng quy định của Nhà nước về sử dụng đất sai mục đích…
Các dấu hiệu khác
Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Người thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Trong trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi nêu trên, hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì người có hành vi nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước, xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt đối với Hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
Theo đó, căn cứ vào từng loại đất cũng như diện tích đối với hành vi lấn, chiếm để đối chiếu mức xử phạt nêu trên.
Hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp có bị đi tù không?
Ngoài ra, người sử dụng đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lấn, chiếm đất nếu đáp ứng hết tất cả các điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai:
“1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Có được khởi kiện hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp hay không?
Chủ thể khởi kiện
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định. Chủ thể khởi kiện phải là người được tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và họ phải là những chủ thể có quyền khởi kiện được quy định tại Điều 186 và Điều 187 BLTTDS 2015.
Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Để vụ án đươc thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Trước hết, phải xác định tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền chung về dân sự của Tòa án theo quy định tại các điều 26 BLTTDS hay không? Ngoài ra, đơn khởi kiện còn phải được gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền theo cấp xét xử theo Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS và phải đúng thẩm quyền theo lãnh thổ theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 36 BLTTDS thì đương sự phải cam kết không khởi kiện tại các Tòa khác, nếu do các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận.
Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Một vụ án đã được Tòa án Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ những trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS.
Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện được hiểu là bên có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ khi đã hết thời hạn mà họ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình. Còn quyền khởi kiện là quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và Tòa án luôn có trách nhiệm phải thụ lý vụ án mà không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu. Như vậy, tùy thuộc vào thời điểm nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án sẽ xem xét xem điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có được coi là một trong những điều kiện để chấp nhận việc thụ lý vụ án dân sự đó hay không.
Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm đất nông nghiệp mới năm 2022
Mời bạn tham khảo và tải xuống mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm đất nông nghiệp mới năm 2022 dưới đây của chúng tôi:
Hướng dẫn viết mẫu đơn khiếu nại hành vi lấn chiếm đất đai
Trong mẫu đơn; các mục đã có chú thích từ (1) đến (6); Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn cách điền chính xác ; cụ thể như sau:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (ví dụ khiếu nại quyết định hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân thì gửi đến ủy ban nhân dân;…)
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
- Nếu là người đại diện của cơ quan; tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh; tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan; tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; (có thể là tên chiến sĩ công an lập biên bản xử phạt vi phạm giao thông; chủ tịch UBND ra quyết định hành chính;…)
(5) Khiếu nại quyết định hành chính; hành vi hành chính về việc gì? Ví dụ: khiếu nại quyết định thu hồi đất;… (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp”. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,Tra cứu chỉ giới xây dựng Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Theo lao lý tại Khoản 1 Điều 170 Luật đất đai 2013, thì nghĩa vụ và trách nhiệm chung của người sử dụng đất là sử dụng đất đúng mục tiêu, đúng ranh giới thửa đất, đúng lao lý về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ những khu công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo những lao lý khác của pháp lý có tương quan .
Việc xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà chưa chuyển mục đích sử dụng đất là vi phạm pháp luật.
Về nguyên tắc các loại đất nông nghiệp thì sẽ không được xây dựng nhà ở, công trình kiên cố nên trong trường hợp này sẽ bị Ủy ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Nếu muốn khởi kiện thì người khởi kiện sẽ cần làm đơn khởi kiện; theo quy định của pháp luật tranh chấp đất đai; và người đó phải đủ năng lực hành vi dân sự.