Hàng xóm không cho xây nhà cần phải làm gì?

06/12/2022 | 17:05 292 lượt xem Thanh Loan

Trước khi tiến hành xây dựng công trình cần phải lưu ý các quy định của pháp luật có liên quan đến nguyên tắc xây dựng nhà ở để tránh vi phạm. Một trong những vấn đề quan tâm của mọi người khi xây nhà đó là hỏi ý kiến ​​của hàng xóm trước khi xây nhà. Tuy nhiên có những trường hợp hàng xóm không cho xây nhà, nếu gạwp phải trường hợp này phải xử lý như thế nào. Bài viết này Tư vấn luật đất đai sẽ giúp bạn hướng giải quyết nếu gặp phải vấn đề này. Hi vọng bài viết “Hàng xóm không cho xây nhà cần phải làm gì?” sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xây nhà phải xin phép hàng xóm có đúng không?

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, khi tiến hành xây dựng mới công trình trên đất, chủ sở hữu phải tiến hành xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành khởi công.

Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật này quy định về hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới với nhà ở riêng lẻ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai được quy định tại Nghị định 53/2017 của Chính phủ như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi Luật đất đai 2001, Luật đất đai 2003.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 2013, Luật sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP năm 1994, Nghị định số 61/CP năm 1994

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định 81/2001/NĐ-CP

3. Bản vẽ thiết kế xây dựng

4. Công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy khi xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, bên cạnh bản vẽ thiết kế ngôi nhà, bạn phải có bản cam kết bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề.

Như vậy, pháp luật chưa quy định về việc Xây nhà phải xin phép hàng xóm mà trước khi tiến hành xây nhà bạn phải tự cam kết về việc đảm bảo tính an toàn cho các công trình liền kề.

Tuy nhiên, trong trường hợp hàng xóm của bạn nhận thấy việc xây nhà của gia đình bạn không đảm bảo an toàn cho nhà họ hoặc có hành vi xây lấn vào lối đi chung… thì họ có quyền làm đơn tố cáo hoặc đơn yêu cầu xem xét lại tới UBND cấp phường để xem xét, giải quyết.

Ngoài ra, theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Điều đó có nghĩa, nếu việc xây nhà của bạn gây thiệt hại cho hàng xóm xung quanh bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho họ.

Hàng xóm không cho xây nhà cần phải làm gì?
Hàng xóm không cho xây nhà cần phải làm gì?

Hàng xóm không cho xây nhà cần phải làm gì?

Khi gặp trường hợp này, trước hết cần xác định và đánh giá việc xây dựng nhà có ảnh hưởng thế nào tới những ngôi nhà xung quanh. Chẳng hạn, việc xây nhà có làm lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sụp đổ nhà bên cạnh hay không? Nếu có, thì việc hàng xóm ngăn cản xây nhà bạn cũng nên xem xét cẩn thận, bởi nếu gây ra thiệt hại thì việc bồi thường sẽ rất tốn kém.

Tuy nhiên, nếu đã xác định việc xây nhà của mình không lấn sang đất hàng xóm, không làm ảnh hưởng tới các công trình lân cận, bạn nên ưu tiên thương lượng trước với hàng xóm để giải quyết khúc mắc. Các tranh chấp về đất đai luôn ưu tiên tự hòa giải với nhau trước tiên.

Trường hợp hòa giải vẫn không thành, đã xin được giấy phép xây dựng thì bạn cứ tiếp tục xây nhà, bởi đây là quyền lợi của bạn. Thủ tục xin giấy phép xây dựng – điều kiện để được xây nhà cũng không yêu cầu phải xin phép hàng xóm.

Theo Điều 169 Bộ luật Dân sự 2015, khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.Như vậy, nếu bạn thương lượng không thành bạn có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi có đất hoặc cơ quan khác như Công an cấp xã nơi bạn cư trú giải quyết việc hàng xóm không cho bạn xây nhà.

Theo Điều 12 Luật Đất đai 2013, hành vi cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật bị nghiêm cấm.

người nào thực hiện hành vi bị cấm sẽ bị xử phạt.Theo quy định tại Nghị định 91/2019, người nào đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.

Với người đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.

Trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng.

Đồng thời, các hành vi trên đều phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Hàng xóm không cho trát tường thì giải quyết làm sao?

Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Điều này có nghĩa là, nếu nhu cầu hợp lý thì chủ của bất động sản chịu hưởng quyền phải có nghĩa vụ cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sử dụng diện tích liền kề.Việc thực hiện quyền này không phải tùy tiện mà phải tuân theo một số nguyên tắc như:

– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền (nhà đang xây) phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền (hàng xóm của nhà đang xây).

– Khi được hưởng quyền kông được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn (không làm khó việc hàng xóm xây nhà).

 nếu bạn xây nhà dẫn đến có nhu cầu trát vữa, sơn tường thì chủ sở hữu của bất động sản liền kề phải có trách nhiệm đáp ứng về quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật miễn bạn phải đáp ứng các nguyên tắc nêu trên (quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015).

Nếu hàng xóm từ chối cho bạn trát tường, bạn có thể thương lượng, thỏa thuận với hàng xóm để được thực hiện quyền này và đề xuất đền bù nếu để xảy ra thiệt hại.

Nếu vẫn không được, bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc khởi kiện ra Tòa án quận/huyện để buộc họ phải đồng ý chấp nhận yêu cầu của bạn.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Tư vấn luật đất đai tư vấn về “Hàng xóm không cho xây nhà cần phải làm gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Tư vấn luật đất đai luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc về dịch vụ soạn thảo hợp đồng thỏa thuận mua bán nhà đất . Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.101.102 để được các chuyên gia pháp lý của Tư vấn luật đất đai tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Hàng xóm không cho xây nhà báo cho ai?

Trường hợp gia đình bạn bị hàng xóm ngăn chặn, không cho xây dựng nhà thì bạn có quyền yêu cầu người hàng xóm chấm dứt hành vi của mình theo Điều 169 Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như sau:
Điều 169. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1.Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu người hàng xóm vẫn không chấm dứt hành vi của mình, bạn có thể làm đơn gửi đến Toà án để giải quyết tranh chấp

Xây nhà làm sập nhà hàng xóm có phải bồi thường thiệt hại?

Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt
hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại khác do luật quy định.
Bên cạnh đó, Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.