Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu?

27/08/2022 | 09:19 28 lượt xem Lò Chum

Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu

Thưa luật sư, nhà tôi có một mảnh đất khai hoang do ông nội tôi để lại, mảnh đất này khai hoang từ ngày xưa nên vẫn chưa có sổ đỏ. Bên cạnh mảnh đất đó của nhà tôi có một nhà vườn trồng cây nông nghiệp; chủ vườn đó đã trồng cây lấn sang đất nhà tôi. Khi được nhắc thì nhà đó vẫn cố tình chiếm và không có ý định sẽ trả lại. Gia đình tôi quyết định làm đơn khiếu nại nhà đó. Luật sư có thể tư vá cho tôi đơn khiếu nại đất đai được viết như thế nào? Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu? Cho ai? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu? ;Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp luật

  • Luật khiếu nại 2018
  • Luật đất đai năm 2013 

Khiếu nại là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại quy đinh: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình“.

Định nghĩa khiếu nại đất đai

Khiếu nại đất đai là việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định/hành vi hành chính của họ khi có căn cứ cho rằng quyết định/hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Nói cách khác, khiếu nại đất đai là khiếu nại đối với các quy định, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Hình thức khiếu nại đất đai

– Đơn khiếu nại (nội dung đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2018)

– Khiếu nại trực tiếp.

Ai có quyền khiếu nại đất đai?

Theo quy định của pháp luật, người khiếu nại đất đai bao gồm:

– Người sử dụng đất

– Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất (người được tặng, cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất).

Trong trường hợp người khiếu nại không thể thực hiện được việc khiếu nại thì có thể ủy quyền cho người khác. Cụ thể:

– Nếu người khiếu nại chưa đủ tuổi vị thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì có thể thực hiện việc khiếu nại đất đai thông qua người đại diện theo pháp luật của họ.

– Nếu người khiếu nại vì lý do sức khỏe (ốm đau, già yếu…) mà không thể tự thực hiện khiếu nại đất đai thì có thể ủy quyền cho cha mẹ/ vợ chồng/ anh chị em ruột/ con đã thành niên hoặc người khác (có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) thực hiện việc khiếu nại. 

Đối tượng của khiếu nại đất đai

Trong lĩnh vực đất đai, đối tượng được hướng đến trong các trường hợp khiếu nại chính là các quyết định/hành vi hành chính về quản lý và sử dụng đất đai. Hành vi hành chính về lĩnh vực đất đai này xuất phát từ các cá nhân có thẩm quyền khi giải quyết các công việc về quản lý đất đai như chậm thực hiện, thực hiện không đúng, gây khó khăn cho người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục hành chính…

Ví dụ, gia đình anh A có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận, nhưng vẫn bị thu hồi dù không thuộc các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật, thì gia đình anh A có quyền khiếu nại đất đai. Ngoài ra, còn 1 số trường hợp khiếu nại đất đai khác có thể kể đến như: Khiếu nại quyết định giao/cho thuê đất hay quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quyết định thu hồi/trưng dụng/hỗ trợ bồi thường/giải phóng mặt bằng đất, hỗ trợ tái định cư…

Điều kiện để làm đơn khiếu nại đất đai

Có 4 điều kiện mà người sử dụng đất cần đáp ứng để có thể thực hiện việc khiếu nại đất đai, cụ thể:

– Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tức là phải thuộc nhóm đối tượng đã nêu ở mục 2 “2. Ai có quyền khiếu nại?”.

– Đối tượng khiếu nại (quyết định/hành vi hành chính) xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp được pháp luật thừa nhận và có căn cứ cụ

thể

– Vấn đề khiếu nại chưa được khởi kiện ra tòa án và chưa được tòa án thụ lý giải quyết

– Đáp ứng thời hiệu, thời hạn khiếu nại theo quy định của pháp luật

– Đối với việc thực hiện khiếu nại lần 2 thì cần phải có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thời hiệu gửi đơn khiếu nại đất đai

Căn cứ Điều 9 Luật Khiếu nại 2018 thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định/hành vi hành chính. Ngoại lệ, vẫn có 1 số trường hợp được thực hiện khiếu nại dù đã quá 90 ngày nếu người khiếu nại rơi vào các hoàn cảnh đặc biệt như ốm đau, thiên tai, chiến tranh, đi học tập và công tác ở nơi xa…

Thời hạn giải quyết khiếu nại đất đai

– Trường hợp khiếu nại lần đầu: Không quá 30 ngày. Tăng thêm 15 ngày đối với khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa hoặc với những vụ việc khiếu nại phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian xem xét và giải quyết.

– Trường hợp khiếu nại lần 2: Không quá 45 ngày. Tăng thêm 15 ngày đối với khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa hoặc với những vụ việc khiếu nại phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian xem xét và giải quyết.

Quy trình giải quyết đơn khiếu nại đất đai

– Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền để được tiếp nhận và thụ lý (nếu hợp lệ). Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn. Nếu không thụ lý phải giải thích rõ lý do cho người khiếu nại biết.

– Sau khi thụ lý, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh nội dung đơn khiếu nại. Nếu nội dung khiếu nại đúng (khớp với thực tế xác minh) sẽ tiến hành giải quyết ngay. Ngược lại nếu sai, phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại để làm rõ. 

Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu
Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu

– Trường hợp tổ chức đối thoại làm rõ, phải lập thành biên bản. Căn cứ vào kết quả xác minh, kết quả đối thoại, cơ quan có thẩm quyèn sẽ đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại.

– Không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và các cơ quan khác. Sau khi nhận được quyết định này mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. 

Mẫu đơn khiếu nại đất đai và cách viết đơn thế nào?

Mời bạn tham khảo và tải xuống mẫu đơn đơn khiếu nại đất đai dưới đây của chúng tôi:

Theo đó, khi viết đơn khiếu nại cần lưu ý các nội dung sau:

– Tên đơn khiếu nại: Tùy thuộc vào từng quyết định, hành vi hành chính và mục đích khiếu nại.

Ví dụ: Đơn khiếu nại về việc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Đơn khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất; Đơn khiếu nại về quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư…

– Nơi gửi đơn khiếu nại: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo từng quyết định cụ thể (căn cứ vào tên cơ quan ban hành trên tờ quyết định để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại).

Ví dụ:

+ Về quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn -> Chủ tịch UBND cấp tỉnh (khiếu nại lần đầu);

+ Về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau -> Chủ tịch UBND cấp huyện (khiếu nại lần đầu);…

– Nội dung, lý do khiếu nại: Trong đó nêu tóm tắt sự việc cần khiếu nại tuy nhiên cần đảm bảo ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, đầy đủ nội dung chính và phải nêu rõ quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp người làm đơn.

– Yêu cầu giải quyết khiếu nại: Xem xét lại quyết định, hành vi để giải quyết theo đúng pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, gia hạn thời hạn sử dụng đất , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Giải quyết khiếu nại là gì? 

Khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2018 quy định: “giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Căn cứ vào các quy đinh của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và đặc trưng của của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, TS Trần Văn Sơn đã đưa ra khái niệm giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước “là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.”

Đặc điểm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại?

Thứ nhất, mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục lại quyền và lợi ích của người bị khiếu nại đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xâm hại.
Thứ hai, về chủ thể khiếu nại, Khoản 1 Điều 1 và Điều 101 Luật khiếu nại thì chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức; cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Thứ ba, đối tượng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước.
Thứ tư, khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính được quy định trong Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.