Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994

12/10/2023 | 15:19 619 lượt xem SEO Tài

Năm 1994 là một trong những năm phát dinh rất nhiều những thay đổi về mặt hành chính của lĩnh vực đất đai. Nhiều người có đất trong khoảng thời gian này cần phải lưu ý rất nhiều và cũng có những tranh chấp đất đai xảy ra vì những thủ tục hành chsinh chưa giải quyết được của thời gian này. Để đảm bảo những quyền và lời ích hợp pháp của mình bạn nên tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết đối với giấy chứng nhận quyên sử dụng đất được cấp vào năm 1994 qua bài viết “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994” dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Chúng ta thường nghe đến cụm từ sổ đỏ hơn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì sổ đỏ và sổ hồng là những từ ngữ thường được dùng để chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đời sống. Vậy ta có thể hiểu đơn giản là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ xác minh căn cứ sở hữu của một người đối với mảnh đất mà người đó có quyền sở hữu và định đoạt theo quy định của pháp luật.

Khi Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực thì vẫn kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Quy định này được nêu rõ tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.

Có những loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào?

Hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chia ra làm ba loại. Đầu tiên là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không bao gồm những tài sản trên đất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này thường được lập khi mảnh đất còn sơ khai chưa hình thành tài sản gì gắn liên với đất cả. Ngoài ra còn có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam gồm nhiều loại Giấy chứng nhận về nhà đất như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).

Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới (không bắt buộc đổi sang Sổ hồng).

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994

Xin chào Luật sư, gia đình em có mua một mảnh đất của nhà hàng xóm từ năm 1994 và sống ổn định cho đến hiện nay. Hai gia đình chỉ mua bán thông qua giấy tờ viết tay và nhiêu năm qua nhà em vẫn đóng đầy đủ những khoản thuế sử dụng theo quy định của nhà nước. Nhưng đến năm 2019, gia đình hàng xóm mới yêu cầu nhà em trả lại đất và nói là chỉ cho thuê. Trong trườg hợp tranh chấp như vậy nhà em nên giải quyết như thế nào ạ? Em xin cảm ơn.

Việc chuyển quyền sử dụng đất của hai gia đình được thực hiện theo các quy định tại Luật Đất đai năm 1993. Khi các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất xác lập từ sau ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực) phát sinh tranh chấp thì giải quyết theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004.

Căn cứ mục 2.3 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau ngày 15/10/1993, Tòa án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ các điều kiện :

“2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

a. Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo quy định thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, “Luật đất đai năm 2013”;

a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.”

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn có một mảnh đất đã sinh sống từ năm 1994, do được nhận chuyển nhượng từ gia đình khác, có giấy tờ chuyển nhượng có xác nhận của ủy ban nhân dân xã phường. Trong trường hợp này này, bạn không nói cụ thể về việc chuyển nhượng đất của người bán với gia đình bạn năm 1994 nên trong trường hợp này không đủ căn cứ để xác định việc chuyển nhượng có bị coi là vô hiệu hay không?

  • Nếu trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 1994 của bạn không đáp ứng đủ điều kiện để được tòa án công nhận theo quy định của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì trong trường hợp này Tòa án có quyền tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

Nếu trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 1994 của bạn đáp ứng đủ điều kiện để được tòa án công nhận theo quy định của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì trong trường hợp này, việc bên bán tự ý đi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất đã chuyển nhượng cho bạn là vi phạm hợp đồng. trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994 thế nào?

Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nào?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994 là căn cứ để xác định có được bồi thường về đất khi thu hồi hay không?

Theo Điều 75 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng khi có đủ 02 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
Điều kiện 2: Phải có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013.

Giấy chứng nhận năm 1994 là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai?

ăn cứ khoản 2 và 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (cấp tỉnh, cấp huyện).
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, việc có hoặc không có Giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để có cách thức giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau. Đồng thời, khi giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sử dụng Giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đó.