Chào Luật sư, tôi có tìm hiểu và biết được hiện nay cá nhân có thể được giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá. Vậy tôi là công dân bình thường nếu muốn đấu giá đất thì cần điều kiện thế nào? Tôi định đấu giá đất để thuê mặt bằng bán shop thời trang. Tôi muốn được biết về thủ tục giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Hình thức giao đất cho thuê đất thông qua đấu giá thế nào?
– Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
(So với quy định tại Điều 118 Luật Đất đai 2013 về các trường hợp đấu giá và không đấu giá quyền sử dụng đất như sau:
– Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;
+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
+ Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
+ Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
+ Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
+ Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
+ Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
+ Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
– Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất:
+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
+ Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 Luật Đất đai 2013;
+ Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai 2013;
+ Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản;
+ Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ;
+ Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền;
+ Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;
+ Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;
+ Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.)
– Tiếp theo, quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
– Hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
– Bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế đồng bộ, cụ thể để xử lý vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, nhất là liên quan tới đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất.
– Cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hằng năm và quy định cụ thể các trường hợp trả tiền thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá thế nào?
Khoản 3 Điều 58 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện của người được Nhà nước cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là:
“3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư;
b) Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.”
Theo quy định pháp luật, đối tượng được Nhà nước cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất phải đáp ứng được các điều kiện sau mà trúng đấu giá thì được Nhà nước cho thuê đất:
- Có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự đầy đủ;
- Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất;
- Ký quỹ theo quy định của pháp luật;
- Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác;
- Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về đất giá.
Trình tự Nhà nước cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất
Khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai quy định trình tự Nhà nước cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là:
Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;
Bước 2: Tổ chức được lựa chọn thực hiện đấu giá theo phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được phê duyệt tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất;
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá;
Bước 4: Sau khi người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Người dân tham gia đấu giá đất như thế nào?
Bước 1: Xem thông tin về cuộc đấu giá
Điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định tổ chức đấu giá phải niêm yết việc đấu giá tài sản ít nhất là trước 15 ngày mở cuộc đấu giá tại các địa điểm sau:
- Tại trụ sở của tổ chức đấu giá.
- Tại nơi tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất.
- Tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đất.
Như vậy, người dân xem kỹ thông tin về cuộc đấu giá đất tại một trong những địa điểm trên.
Bước 2: Đăng ký tham gia đấu giá
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016, người dân đăng ký tham gia đấu giá đất thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá đất hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá, cụ thể:
- Tổ chức đấu giá bán hồ sơ tham gia đấu giá và tiếp nhận hồ sơ trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày. Do đó, người dân liên hệ với tổ chức đấu giá để mua và nộp hồ sơ.
- Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của quyền sử dụng đất.
Gửi tiền đặt trước vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng thương mại/chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp khoản tiền đặt trước dưới 05 triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá.
Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
Bước 3: Tham gia đấu giá
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tra cứu chỉ giới xây dựng Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Câu hỏi thường gặp
Theo đó, các trường hợp được áp dụng hình thức thuê trả tiền một lần hoặc lựa chọn trả tiền hàng năm gồm: sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
Các trường hợp còn lại được áp dụng hình thức thuê trả tiền hàng năm.
– Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo.
– Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương.
– Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất của các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn, cổ phần hóa và các loại đất được sử dụng đa mục đích.
– Tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong chuyển mục đích sử dụng đất.