Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới 2023

19/06/2023 | 14:56 27 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay ra sao? Hôm trước hàng xóm có lấn đất của nhà tôi. Nhà tôi và họ sát nhau, do đó có phân chia ranh giới bằng một cái cọc. Tuy nhiên hôm trước tôi mới phát hiện ra họ đã tự ý dời cọc để hòng lấn chiếm phần đất của gia đình tôi. Tôi cũng không muốn kiện cáo nhiều nên muốn làm đơn yêu cầu hòa giải cho ủy ban nhân dân xử lý. Không biết Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay ra sao? Có bắt buộc phải làm đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai trước khi kiện ra tòa không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của tư vấn luật đất đai. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Tranh chấp đất đai là gì theo quy định?

Hiện nay tranh chấp đất đai được xem là loại tranh chấp phổ biến nhất. Vậy luật quy định khái niệm tranh chấp đất đai ra sao? Căn cứ vào khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của giữa các bên trong mối quan hệ về đất đai.

Hiện nay, có những trường hợp tranh chấp đất đai điển hình như sau:

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Đây là tranh chấp giữa các bên trong mối quan hệ đất đai để xác định xem ai chính là người có quyền sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất.

– Tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất: Điển hình là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong mối quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất.

– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Đây là tranh chấp thường xảy ra giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước do việc sử dụng đất sai với mục đích lúc được giao, cho thuê đất.

Trong những loại tranh chấp đất đai điển hình được nêu trên thì tranh chấp về quyền sử dụng đất là thường gặp nhất hiện nay.

Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?

Hiện nay quy định về đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mời bạn đọc tham khảo mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay để có thêm nhiều thông tin về vấn đề này nhé:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….ngày…..tháng….. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………………………………

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………

Sinh năm:…………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: …………………………………………………………………………

Ngày cấp: ………………… nơi cấp:…………………………………………………

Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………………………

Nơi đăng ký thường trú tại: …………………………………………………………..

Tôi viết đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà):………………………………………………

Tôi trình bày sự việc như sau:………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………….

Đến nay, mặc dù hai bên đã thương lượng và tự hòa giải nhưng không thể giải quyết tranh chấp trên. Do vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông: ……, trú tại …………….. nhằm xác định người có quyền sử dụng đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp theo đúng quy định.

Tôi cam đoan với UBND những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật.

Kính mong UBND xem xét đơn đề nghị và sớm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định.

Tôi chân thành cảm ơn !

           Tài liệu kèm theo:                                     NGƯỜI VIẾT ĐƠN

           -………………………                                        (ký, ghi rõ họ tên)

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [36.00 KB]

Cách viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?

Để viết được mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai thì chúng ta cần nắm những thông tin về cơ quan nhận đơn, nội dung cũng như trình bày yêu cầu giải quyết một cách mạch lạc, rõ ràng. Chúng tôi xin được hướng dẫn Cách viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay như sau:

– Kính gửi: Ủy ban nhân dân + tên xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp.

– Trình bày sự việc: Người viết đơn phải thuật lại sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai giữa các bên tranh chấp đất đai theo tiến trình thời gian (thứ tự trước sau); nêu rõ hành vi của người có hành vi dẫn tới tranh chấp như lấn, chiếm (nếu có); nêu sự việc đã tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên tại cơ sở (nếu có).

– Nêu yêu cầu giải quyết: Tùy thuộc vào loại tranh chấp trên thực tế mà người viết đơn nêu yêu cầu tương ứng, nhưng hầu hết đều có yêu cầu tổ chức hòa giải để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về ai (xác định ai có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp).

– Tài liệu kèm theo (nếu có): Thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng chuyển nhượng quyền xử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác, văn bản ghi nhận ý kiến của người biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.

Tuy nhiên, tài liệu kèm theo không bắt buộc phải có vì nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải tiến hành hòa giải không?

Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, có một số người mong muốn được giải quyết êm đẹp dựa vào việc hòa giải. Vậy có phải tranh chấp nào cũng cần hòa giải và Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải tiến hành hòa giải không? Căn cứ vào Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy đinh như sau:

Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, theo quy định trên thì nhà nước khuyến khích tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở giữa các bên tranh chấp đất đai với nhau. Nếu như không hòa giải được được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã để tiến hành hòa giải.

Do đó, việc tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc phải được thực hiện theo quy định pháp luật.

Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay ra sao?

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Hiện nay cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có thể là ủy ban nhân dân hoặc là tòa án nhân dân. Để hiểu chi tiết hơn, có thể Căn cứ vào Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Như vậy, căn cứ vào việc tranh chấp đất đai thuộc vào trường hợp nào của quy định nêu trên để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Thông tin liên hệ

Luật sư tư vấn luật đất đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay ra sao?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Tra cứu chỉ giới xây dựng … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay có những loại tranh chấp đất đai nào là phổ biến?

Tranh chấp về quyền sử dụng đất, Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất, Tranh chấp liên quan đến đất,

Vì sao phải hiểu rõ về tranh chấp đất đai?

– Giúp người dân biết rõ thủ tục khi giải quyết tranh chấp
– Khi từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ
Đối với lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ thì tại khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất thì cơ quan tiếp nhận có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hình thức khởi kiện tại Tòa án nhân dân thế nào?

Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;