Đối tượng vay vốn nhà ở xã hội là những ai?

26/09/2023 | 16:19 18 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay luật có quy định về vấn đề vay vốn nhà ở xã hội. Tôi và vợ tôi hiện tại đang làm công nhân, cả 2 đều tích góp tiền và tiết kiệm nhưng vẫn chưa đủ để có thể mua nhà. Chúng tôi có ý định xây dựng nhà ở xã hội nhưng chưa biết thủ tục ngày nay như thế nào? Hơn nữa vợ chồng tôi cũng có ý định sinh em bé nên muốn có được căn nhà ổn định, an cư thì mới lạc nghiệp được. Không biết hiện nay Đối tượng vay vốn nhà ở xã hội là những ai? Vay vốn mua nhà ở xã hội thì lãi suất được quy định như thế nào? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư tư vấn luật đất đai. Nội dung Đối tượng vay vốn nhà ở xã hội được chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:

Đối tượng vay vốn nhà ở xã hội là những ai?

Hiện nay bên cạnh những đối tượng có thu nhập cao, có địa vị trong xã hội thì cũng còn một bộ phận người dân có thu nhập thấp. Họ rất cần được quan tâm và hỗ trợ để có được căn nhà tử tế và ấm cúng. Hiện nay có các đối tượng vay vốn nhà ở xã hội là:

Tại Khoản 2.1, Điều 2 Công văn số 1551/BXD-QLN ngày 20.4.2023 của Bộ Xây dựng “Về việc hướng dẫn về xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư” quy định đối với đối tượng cá nhân như sau:

– Trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp) theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Nhà ở 2014, theo đó đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở:

+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật Nhà ở 2014;

+ Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

– Trường hợp mua nhà ở tại các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cụ thể là: chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

Như vậy, những đối tượng nêu trên được vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội theo Chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, theo Mục 1, Công văn 1551/BXD-QLN năm 2023 các quy định của pháp luật về tín dụng về tín dụng về cho vay, thời gian triển khai, lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi… được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 2308/NHNN-TD năm 2023 ngày 01/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư. Cụ thể:

Nguyên tắc cho vay khi mua nhà ở xã hội ra sao?

Khi vay tiền để mua nhà, đặc biệt là nhà ở xã hội thì các chủ thể cần tuân thủ theo nguyên tắc chung của luật. Hiện nay khi mua nhà ở xã hội, người đi vay cần đủ điều kiện, đồng thời phải trả tiền và lãi suất đúng quy định. Những nguyên tắc cho vay khi mua nhà ở xã hội hiện nay được thể hiện như sau:

– Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng; đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật;

– Mỗi Người mua nhà chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại Chương trình này 01 lần để mua 01 căn hộ tại dự án thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, mỗi dự án của Chủ đầu tư chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại Chương trình này 01 lần.

Điều kiện vay vốn mua nhà ở xã hội hiện nay là gì?

Vay vốn để mua nhà ở xã hội hiện nay là lựa chọn đối với những người có thu nhập chưa cao nhưng vẫn muốn mua nhà. Chính sách hiện tại của Nhà nước đã hỗ trợ rất nhiều cho họ, ví dụ như cho vay với lãi suất rất thấp. Cụ thể các điều kiện hiện nay là:

Những đối tượng nêu trên có nhu cầu vay vốn để mua nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở;

– Có đăng ký thường trú tại nơi mua nhà ở hoặc đăng ký tạm trú từ đủ 01 năm trở lên;

– Thuộc diện không nộp thuế thu nhập thường xuyên hoặc thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo;

– Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

– Có đủ hồ sơ;

– Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết;

– Có Giấy đề nghị vay vốn để mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết về việc chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tại ngân hàng khác để mua nhà ở xã hội;

– Có hợp đồng mua mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư;

– Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng chính nhà ở xã hội đăng ký mua.

Lãi suất vay vốn mua nhà ở xã hội hiện nay là bao nhiêu?

Bên cạnh việc quan tâm về đối tượng vay vốn nhà ở xã hội thì hiện nay người dân cũng rất quan tâm đến lãi suất vay vốn khi mua loại nhà này. Liệu họ có được ưu đãi gì khi vay vốn và trả trong thời gian ngắn hạn hay không? Lãi suất hiện nay được quy định như sau:

– Vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Lãi suất năm 2018 là 4,8%/năm (theo Quyết định 370/QĐ-TTg).

– Vay vốn tại tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định: Lãi suất năm 2018 là 5%/năm (theo Quyết định 117/QĐ-TTg).

Hồ sơ vay vốn mua nhà ở xã hội

– Đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được vay vốn;

– Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú.

Trong đó:

+ Nếu là mua nhà ở xã hội tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Phải có bản sao chứng thực của hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể;

+ Nếu mua nhà ở xã hội tại nơi không có hộ khẩu thường trú: Phải có bản sao chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao chứng thực hợp đồng lao động thời hạn 1 năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội nơi mua nhà.

– Giấy tờ chứng minh về thu nhập

Trong đó :

+ Người lao động; cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không nộp thuế thu nhập thường xuyên.

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai.

Thông tin liên hệ

Luật sư tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đối tượng vay vốn nhà ở xã hội là những ai?” Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến làm sổ đỏ đất nông nghiệp … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện được vay vốn ưu đãi với hộ gia đình được vay vốn là gì?

Điều kiện được vay vốn ưu đãi với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua nhà ở xã hội bao gồm:
– Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
– Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP;
– Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
– Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
– Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;
– Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.

Người vay tiền mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những gì?

– Viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/NƠXH), Giấy ủy quyền đối với đối tượng vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị (mẫu số 01/UQ) kèm các giấy tờ tùy thân của người vay, giấy tờ chứng minh về đối tượng và thực trạng nhà ở, điều kiện thu nhập, điều kiện cư trú gửi Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại nơi cư trú hợp pháp; – Nếu người vay chưa là tổ viên Tổ TK&VV thì tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV.

Thời hạn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay là bao lâu?

Thời hạn cho vay: Do NHCSXH nơi cho vay và người vay vốn thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của người vay vốn và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

   Lãi suất cho vay: Do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ, hiện nay 4,8%/năm