Câu hỏi: Chào luật sư, vì diện tích đất ruộng của nhà tôi không được nhiều mà phải phân cho nhiều anh em nên tôi và chồng tôi đang có ý định mua thêm 5 sào ruộng để trồng lúa. Tuy nhiên cả 2 vợ chồng lại chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật về “Điều kiện nhận chuyển nhượng đất lúa” cũng như trình tự, thủ tục mua bán đất trồng lúa ra sao, mong luật sư cung cấp cho tôi các quy định của pháp luật về vấn đề này ạ.
Đất trồng lúa là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp của nước ta, với đặc điểm là một đất nông nghiệp nên việc quản lý đất nông nghiệp của nước ta cũng được chú trọng quan tâm. Vậy nên khi muốn chuyển nhượng đất trồng lúa thì ngoài các điều kiện chung để chuyển nhượng đất thì cần đáp ứng các điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Thế nào là đất trồng lúa?
Đất trồng lúa được hiểu là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa. Theo quy định của pháp luật thì đất trồng lúa được hiểu là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác, trong đất trồng lúa khác bao gồm cả đất trồng lúa nước còn lại.
Theo Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm:
– Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
– Đất trồng lúa khác bao gồm:
+ Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm
+ Đất trồng lúa nương.
Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa
Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP bao gồm:
– Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
– Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
– Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.
– Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
+ Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định;
+ Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;
+ Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;
+ Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.
– Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:
+ Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP;
+ Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.
Điều kiện nhận chuyển nhượng đất lúa
Điều kiện để nhận chuyển nhượng đất lúa được hiểu là những yêu cầu mà pháp luật đất đai đặt ra, đòi hỏi bên mua đất trồng lúa cần phải đáp ứng khi mua đất trồng lúa, nếu không đáp ứng các yêu cầu đó thì giao dịch không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật, giao dịch không có giá trị pháp lý.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 về điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra đối với đất trồng lúa cá nhân muốn được nhận chuyển nhượng còn cần phải không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 như sau:
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Như vậy nếu như cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa
Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng và công chứng
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chính là căn cứ để Nhà nước ghi nhận việc chuyển giao quyền sử dụng, sở hữu từ bên bán sang bên mua.
Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đất trồng lúa thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng/phòng công chứng) hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Bước 2: Khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ
* Bắt buộc khai thuế và lệ phí
Khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho nhà đất phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, kể cả trường hợp được miễn.
Khoản 3 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong các trường hợp sau đây:
b) Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
* Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí
– Thời hạn khai thuế thu nhập cá nhân:
+ Nếu hợp đồng không có thỏa thuận người nhận chuyển nhượng nộp thuế thay thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực bên chuyển nhượng phải nộp hồ sơ khai thuế.
+ Nếu hợp đồng có thỏa thuận người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực phải nộp hồ sơ khai thuế (nộp cùng với hồ sơ sang tên ở bước 3).
– Thời hạn khai lệ phí trước bạ: Cùng với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký biến động (nộp cùng với hồ sơ sang tên ở bước 3).
Bước 3: Đăng ký biến động (đăng ký sang tên)
* Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.
– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.
– Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).
Lưu ý: Hồ sơ trên đây áp dụng đối với trường hợp bên nhận chuyển nhượng nộp thuế thay, nếu không nộp thuế thay thì không cần nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
* Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu
Cách 2: Hộ gia đình, cá nhân không nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
– Nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa.
– Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu địa phương đó không có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
* Tiếp nhận, giải quyết
Điều mà người dân cần phải thực hiện ở bước này là nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ theo thông báo của cơ quan thuế, trừ trường hợp được miễn.
* Trả kết quả
Cơ quan giải quyết phải trả kết quả trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày giải quyết xong.
* Thời gian giải quyết
– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
– Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Điều kiện nhận chuyển nhượng đất lúa” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng tư vấn pháp lý liên quan như là dịch vụ soạn thảo mẫu hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Mẫu hợp đồng môi giới nhà đất mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân muốn được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa thì phải thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định căn cứ để xác nhận cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
2. Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.
Như vậy trường hợp của anh là nông dân có sẵn đất nông nghiệp và đang trồng sầu riêng trên đất đó, đồng thời không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội thì được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Theo đó, các bên không thể được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm.
Cụ thể, các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 186, Điều 188, Điều 191, Điều 192 Luật Đất đai 2013 bao gồm:
– Không thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 188 Luật Đất đai, ví dụ như chưa có giấy chứng nhận, đang bị kê biên để thi hành án,…;
– Bên nhận chuyển nhượng là cá nhân, hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong giao dịch chuyển nhượng đất trồng lúa;
– Bên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài;
– Bên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong phân khu đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
– Bên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp đã quá hạn mức được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 130 Luật Đất đai 2013;
– Chuyển nhượng đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình dân tộc thiểu số khi chưa hết 10 năm kể từ thời điểm được giao đất.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bên nhận chuyển nhượng không thể được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.