Địa chính xã có quyền hạn gì đối với đất đai tại địa phương?

05/07/2022 | 16:10 611 lượt xem Trà Ly

Chắc hẳn những ai đã và đang có vấn đề cần giải quyết về đất đai đều từng nghe qua chức danh địa chính xã. Nhiều người thắc mắc về chức hạn và quyền hạn của địa chính xã đối với đất đai tại địa phương mình. Vậy, Địa chính xã có quyền hạn gì đối với đất đai tại địa phương? Để giải đáp thắc mắc đó, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn Luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là địa chính xã?

Theo quy định tại Điều 25 Luật đất đai năm 2013:

“Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương”.

Như vậy, địa chính xã là cách gọi để chỉ những cá nhân là công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, những công chức này có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai. Do đó, địa chính xã có chức năng và nhiệm vụ là hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý chặt chẽ, thống nhất các vấn đề về đất đai trên địa bàn địa phương đó.

Địa chính xã có quyền hạn gì đối với đất đai tại địa phương?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn chức trách tiêu chuẩn nhiệm vụ công chức xã, cụ thể như sau:

“4. Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.”

Như vậy, Công chức địa chính cấp xã có quyền hạn và chức năng theo quy định trên. Ta thấy, quyền lợi, nghĩa vụ cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của công chức địa chính được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giúp cho người công chức biết và thực hiện đúng theo các quy định, tránh sự lạm quyền hay nhũng nhiễu nhân dân.

Địa chính xã có quyền hạn gì đối với đất đai tại địa phương?
Địa chính xã có quyền hạn gì đối với đất đai tại địa phương?

Thẩm quyền của địa chính xã trong tranh chấp đất đai

Căn cứ quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai như sau:

“Điều 88. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.”

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV:

“4. Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.”

Theo quy định trên, khi hòa giải tranh chấp đất đai, phải thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Địa chính xã chỉ có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với công chức khác để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạnh tranh chấp đất đai trên địa bàn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Địa chính xã có quyền hạn gì đối với đất đai tại địa phương?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Địa chính xã được bố trí mấy người?

Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã) được bố trí 02 người đảm nhiệm.

Công chức địa chính là gì?

Công chức địa chính là chức danh gọi tắt của công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với đơn vị hành chính phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với đơn vị hành chính là xã).

Quyền của công chức nói chung như thế nào?

Theo quy định tại Mục 2 Chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 thì công chức sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:
– Được hưởng các quyền lợi đảo bảo về lương, phụ cấp và các khoản ưu đãi nếu có theo quy định của pháp luật;
– Được hưởng các điều kiện để đảm bảo tốt nhất cho việc thực thi công vụ, nhiệm vụ. Trong đó các điều kiện đảm bảo bao gồm:
+ Được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe khi thi hành công vụ;
+ Được giao quyền hạn tương ứng với nhiệm vụ được giao;
+ Được cung cấp các thông tin có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ được giao;
+ Được cung cấp các trang thiết bị và các điều kiện để làm việc;
– Có thời gian nghỉ ngơi theo pháp luật về lao động;
– Được đảm bảo các quyền khác theo quy định của pháp luật về công chức cũng như các quy định liên quan.