Đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm?

05/04/2023 | 10:58 110 lượt xem Trà Ly

Nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hiện nay đã sử đất đất nuôi trồng thủy sản được nhiều năm. Tuy nhiên, có nhiều người sử dụng đất hiện nay đang lo lắng về việc đất nuôi trồng thủy sản hết thời gian sử dụng và sẽ bị trả lại cho nhà nước. Việc có thể khiến cho việc nuôi trồng thủy sản của người dân bị chấm dứt và mất đi một nguồn thu nhập đáng kể. Chính vì vậy, thời hạn sử dụng đất nuôi trồng thủy sản là điều mà rất nhiều người sử dụng đất nuôi trồng thủy sản quan tâm. Vậy, Đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Đất nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào?

Theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định thì đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Căn cứ quy định trên thì đất nuôi trồng thủy sản thuộc loại đất nông nghiệp.

Đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn

3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

Theo quy định trên thì thời hạn giao đất để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản tối đa là 50 năm.

Đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm?

Có bắt buộc phải gia hạn thời hạn sử dụng đối với đất nuôi trồng thủy sản?

Theo quy định tại Điều 126 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp hết thời hạn được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn 50 năm mà không cần làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất như sau:

2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

Theo đó, đất nuôi trồng thủy sản thuộc vào nhóm đất nông nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình được giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản thì không bắt buộc phải gia hạn thời hạn sử dụng đất khi đất hết thời hạn sử dụng.

Tuy nhiên, trong trường hợp có nhu cầu mua bán đất thì người sử dụng đất nên làm thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận để đảm bảo đất nuôi trồng thủy sản vẫn đang trong thời hạn sử dụng và tránh những tranh chấp, rủi ro về sau.

Thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

Tại Khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận như sau:

3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;

c) Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Như vậy, thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nuôi trồng thủy sản được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất nuôi trồng thủy sản tại UBND cấp xã nơi có đất

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

– UBND cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Sau đó, chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Xác nhận vào Giấy chứng nhận

– Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp;

– Chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?

Tại Khoản 1 Điều 129 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Theo đó, thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm. Sau 50 năm, nếu như cá nhân có nhu cầu thì sẽ được tiếp tục sử dụng.

Đất nuôi trồng thủy sản có được chuyển mục đích sử dụng đất được không?

Tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy, đất nuôi trồng thủy sản được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.