Đất lấn chiếm có được cấp Giấy chứng nhận không?

04/08/2023 | 11:56 63 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, trong xóm tôi có nhiều người mở bán đồ ăn vỉa hè vào mỗi chiều. Họ bán tính đến nay cũng đã hơn 5 năm. Hôm trước tôi có ra công viên chơi thì nghe nói họ còn có ý định xin cấp giấy chứng nhận. Tôi thấy vấn đề này khá là vô lý vì đất lấn, chiếm thì làm sao được cấp giấy chứng nhận, họ không bị phạt thì đã là may mắn lắm rồi. Tôi muốn biết đất lấn, chiếm có được cấp Giấy chứng nhận không? Đất lấn, chiếm hiện nay có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Rất mong nhận được lời phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Tư vấn luật đất đai. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Đất lấn, chiếm là gì theo quy định?

Hiện nay có một số trường hợp mà người dân lấn, chiếm đất đai như đất vỉa hè, đất lòng lề đường… Vậy chúng ta cần hiểu đầy đủ hơn về khái niệm này. Đất lấn, chiếm hiện nay được quy định như sau:

Đất lấn, chiếm là đất có được do hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Hành vi lấn đất, chiếm đất được quy định rõ tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

+ Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

+ Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng

Trường hợp đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng hiện nay được nhiều người quan tâm. Cụ thể hành vi trên là như thế nào, có đặc điểm ra sao, hãy tham khảo nội dung bên dưới đây nhé:

* Trường hợp đất lấn chiếm thuộc hành lang bảo vệ

Căn cứ khoản Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè,…

Thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.

* Trường hợp đất lấn chiếm không thuộc hành lang bảo vệ

Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông.

Thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng đất lấn chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì có phải là hành vi sai luật không? Những quy định có liên quan đến vấn đề này hiện nay như sau:

* Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

Thì UBND tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

* Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng

Thì UBND tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

* Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng.

Thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì UBND tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

Đất lấn, chiếm có được cấp Giấy chứng nhận không?

Đất lấn chiếm có được cấp Giấy chứng nhận không?

Đất lấn, chiếm hiện nay có được cấp Giấy chứng nhận không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để có thể giải đáp chi tiết cho câu hỏi Đất lấn, chiếm có được cấp Giấy chứng nhận không chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác

Đối với trường hợp này Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Sổ đỏ, Sổ hồng đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.

Trường hợp có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật (phải nộp tiền).

Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp

Đối với trường hợp này xử lý theo quy định như sau:

 Nếu đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất.

Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Nếu không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng.

Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Sổ đỏ, Sổ hồng.

Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất lấn, chiếm có được cấp Giấy chứng nhận không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

 Điều kiện cấp Sổ đỏ cho đất lấn, chiếm như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp Giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện sau:
Điều kiện 1. Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.
Điều kiện 2. Không có tranh chấp.
– Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/7/2014, sau ngày 01/7/2014 lấn, chiếm đất sẽ bị thu hồi.
– Không phải tất cả các trường hợp lấn, chiếm đều được được cấp Giấy chứng nhận mà chỉ có người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không có tranh chấp mới được cấp.

Chi phí phải nộp khi cấp Sổ đỏ là bao nhiêu?

Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc lấn, chiếm nhưng nay được cấp Giấy chứng nhận thì phải nộp đầy đủ 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận (giá đất không được quy định trước mà do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định theo từng trường hợp cụ thể. Thường sẽ bằng giá đất trong bảng giá đất nhân (x) với hệ số K nên mức tiền phải nộp sẽ cao hơn so với thửa đất không có nguồn gốc lấn, chiếm).

Lệ phí trước bạ hiện nay được tính như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu được tính như sau:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x (Giá 01 m2 trong bảng giá đất x Diện tích được cấp)
Ví dụ: Ông A được cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất 100 m2. Giá đất tại bảng giá đất theo quy định của UBND tỉnh là 01 triệu đồng/m2. Lệ phí trước bạ ông A phải nộp được tính như sau:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x 100 triệu đồng
Lệ phí trước bạ phải nộp là 500.000 đồng.