Thu hồi đất lúa trên 10ha như thế nào?

31/08/2022 | 15:26 63 lượt xem Thủy Thanh

Có rất nhiều trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất, chẳng hạn như vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; hoặc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Cho dù thu hồi đất vì mục đích nào đi chăng nữa thì vẫn phải tuân theo các quy định của pháp luật về thu hồi đất. Vậy trường hợp ” thu hồi đất lúa trên 10ha” thì sẽ được thực hiện như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Thưa luật sư, gia đình tôi vừa nhận được một quyết định thu hồi đất của UBND về việc thu hồi lại mảnh đất mà gia đình tôi đang canh tác trồng lúa trên đó để làm đường quốc lộ. Luật sư cho tôi hỏi là khi bị thu hồi đất trồng lúa thì có được bồi thường không ạ?, và mức bồi thường được tính như thế nào ạ?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Thế nào là thu hồi đất?

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, “thu hồi đất” được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.

Trên cơ sở khái niệm thu hồi đất được xác định ở trên, có thể hiểu, khi xảy ra sự kiện thu hồi đất thì hộ gia  đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại phần đất thuộc diện thu hồi mà họ đang sử dụng cho Nhà nước.

Các trường hợp nhà nước thu hồi đất

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng có thể tự lấy đất từ phía người dân, mà hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước chỉ được thực hiện việc thu hồi đất nếu việc thu hồi đất thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy định. Nhà nước quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thứ nhất, Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Việc thu hồi đất vì mục đích, quốc phòng, an ninh thường được xác định là thu hồi đất để thực hiện việc xây dựng, tạo dựng các công trình an ninh quốc phòng như nơi đóng quân, trụ sở làm việc của cơ quan công an, quân đội, hoặc xây dựng thành căn cứ quân sự, cảng, ga quân sự, hay kho tang của lực lượng vũ trang; hoặc xây dựng để dựng thành trường bắn, thao trường, khu thử nghiệm hoặc phá bỏ vũ khí quân sự, xây dựng nhà công vụ. Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013.

Thứ hai, Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng. Việc thu hồi đất để nhằm thực hiện các dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công trình công cộng – dân sinh, khu đô thị, khu công nghiệp, hay các công trình giao thông, thủy lợi, điện lực và các dự án phát triển kinh tế – xã hội hoặc dự án công trình công cộng khác do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư, hoặc các dự án khác do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận. Các trường hợp này cũng được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật đất đai năm 2013.

Thứ ba, Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Người đang sử dụng đất có thể bị Nhà nước thu hồi đất nếu trong quá trình sử dụng đất có một trong các hành vi vi phạm quy định của luật đất đai được quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, Điều 15, Điều 66, 100 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Thứ tư, Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc do việc sử dụng đất có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người. Việc quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp này được thực hiện khi có một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật đất đai năm 2013, cụ thể gồm các trường hợp:

– Người đang sử dụng đất tự nguyện trao trả đất lại cho Nhà nước.

– Người sử dụng đất là cá nhân bị chết và không có người thừa kế; trường hợp người sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì bị giải thể, phá sản, không có nhu cầu sử dụng đất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh.

– Đất đang sử dụng nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sụt lún, sạt lở, bị ảnh hưởng thiên tai là mối đe dọa tính mạng con người.

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng đã hết thời hạn sử dụng đất và không được gia hạn.

Thu hồi đất lúa trên 10ha như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất trồng lúa như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định việc thu hồi đất đối với các trường hợp sau:

+ Trường hợp việc thu hồi đất là đối với tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ những trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

+ Trường hợp việc thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp việc thu hồi đất thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

+ Trường hợp việc thu hồi đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất chỉ có UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện mới là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất trồng lúa. Tuy nhiên việc ra quyết định thu hồi đất có đúng hay không còn phụ thuộc vào trường hợp mảnh đất đó có thuộc trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật hay không.

Thu hồi đất lúa trên 10ha
Thu hồi đất lúa trên 10hadefault

Đền bù việc thu hồi đất trồng lúa trên 10ha

Việc đền bù bồi thường được thực hiện như sau:

– Nhà nước đền bù bằng loại đất có cùng mục đích sử dụng. Nếu không còn quỹ đất để đền bù bồi thường thì thực hiện đền bù bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể cho người sử dụng đất (áp dụng trong trường hợp thửa đất bị thu hồi đủ điều kiện đền bù, bồi thường về đất);

– Nếu thửa đất bị thu hồi không đủ điều kiện để được đền bù bồi thường về đất thì chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (áp dụng đối với các loại đất nông nghiệp bị thu hồi);

– Ngoài các khoản bồi thường thì người bị thu hồi đất còn được xem xét, nhận được các khoản hỗ trợ như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, …

Trong trường hợp gia đình bạn nhận tiền đền bù bồi thường tương ứng với phần diện tích đất trồng lúa bị thu hồi thì giá tính tiền bồi thường là giá đất cụ thể (Điều 114 Luật Đất đai 2013).

Điều 15 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định cách xác định giá đất cụ thể như sau:

+ Căn cứ nguyên tắc xác định giá đất theo Điều 112 Luật Đất đai 2013 như căn cứ thời gian, mục đích sử dụng đất, giá đất thị trường của loại đất cần xác định giá cụ thể…;

+ Căn cứ vào các phương pháp xác định giá đất cụ thể theo quy định tại Nghị định 44/2014/NĐ-CP như phương pháp thu thập, chiết trừ, thặng dư, so sánh trực tiếp, hệ số điều chỉnh;

+ Căn cứ kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường;

=> Đây là các căn cứ để tính giá đất cụ thể đền bù bồi thường, áp dụng chung cho mọi loại đất bị thu hồi mà đủ điều kiện được đền bù bồi thường về đất (không phải là đất thuê trả tiền thuê hàng năm, đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất là cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể để thực hiện đền bù bồi thường.

Như vậy, khi bị thu hồi đất nông nghiệp là đất trồng lúa mà được đền bù bồi thường bằng tiền thì giá tiền tính đền bù bồi thường là giá đất cụ thể. Giá đất cụ thể này được Ủy ban nhân dân quyết định tại thời điểm thu hồi và dựa vào các căn cứ pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Thu hồi đất lúa trên 10ha“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, thay đổi người đứng tên sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Trình tự thủ tục thu hồi đất như thế nào?

Quy trình việc thu hồi đất được thực hiện theo một quy trình cơ bản như sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi.
Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Bước 4: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã  nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạ trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
Bước 5: Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã  phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê quyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
Bước 6: Tổ chức chi trả bồi thường
Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Khi thu hồi đất cần phải tuân theo những nguyên tắc gì?

Khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thuộc các trường hợp được liệt kê nêu trên thì người sử dụng đất sẽ được đền bù, bồi thường theo nguyên tắc được quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
– Một là, người sử dụng đất được đền bù bồi thường về đất nếu thửa đất thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013
– Hai là, người sử dụng đất được đền bù bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi. Trong trường hợp không có đất để đền bù bồi thường thì việc bồi thường được tiến hành bằng việc chi trả bằng tiền cho người có đất bị thu hồi, tiền bồi thường được tính bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất bị thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quyết định. 
– Ba là, khi thực hiện bồi thường trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.