Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình thế nào?

06/04/2023 | 15:26 399 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình ra sao? Tôi đang là kỹ sư mới ra trường. Tôi được thực tập đi theo làm việc ở các công trình. Có một vấn đề tôi thấy thắc mắc là đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình thế nào? Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình công cộng do đối tượng nào được phép quản lý và sử dụng? đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:

Khai thác đất để xây dựng công trình có thuộc đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường hay không?


Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 164/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

“2. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.”
Trong trường hợp này, đất được khai thác để phục vụ mục đích xây dựng công trình thuộc nhóm khoáng sản không kim loại, nên có khả năng sẽ phải chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định trên (dựa vào kết quả xem xét, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Mức phí bảo vệ môi trường các đối tượng chịu phí có thể đóng là bao nhiêu?


Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 164/2016/NĐ-CP, mức phí bảo vệ môi trường được quy định như sau:

“Điều 4. Mức phí

  1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
  2. Khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
  3. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Nghị định này.
  4. Căn cứ mức phí quy định tại Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.”

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình thế nào?

Về thuế tài nguyên

Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định:

“Điều 10. Miễn thuế tài nguyên

5. Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.

Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định”.

Như vậy, nếu công ty chị khai thác đất trên diện tích được giao/được thuê và sử dung cho việc san lấp trên cùng diện tích đất được giao/được thuê thì thuộc trường hợp được miễn thuế.

* Về phí bảo vệ môi trường

Tại Điều 7 Nghị định 164/2016/NĐ-CP thì các trường hợp được áp dụng mức thu phí đối với khai thác khoáng sản tận thu gồm:

– Hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ;

– Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản, nhưng có chức năng, nhiệm vụ hoặc có đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo chuyên ngành đã đăng ký mà thu được khoáng sản.

– Các trường hợp khác không thuộc quy định tại các điểm a và b khoản này thì không được áp dụng theo mức phí đối với khai thác khoáng sản tận thu.

Đất san lấp có phải là khoáng sản?

Cụm từ “đất san lấp” được sử dụng phổ biến tại một số địa phương, nhưng thực chất đây là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được sử dụng cho mục đích san lấp.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010.

Nguyên tắc hoạt động khoáng sản quy định tại Khoản 1, Điều 4 Luật Khoáng sản năm 2010 đã nêu rõ, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản.

Hiện nay, theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng nội dung phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản (trong đó có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) trong quy hoạch tỉnh.

Về việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố quy hoạch tỉnh đã được quy định cụ thể tại Luật Quy hoạch, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, các văn bản quy định chi tiết của Luật Quy hoạch và Luật Khoáng sản.

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình thế nào?

Thông tin liên hệ

Luật sư tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là lệ phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline  0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đất san lấp bao nhiêu một khối?

Hiện nay giá đất san lấp đang phổ biến trên thị thường dao động từ: 100.000 – 150.000đ/m3.(bao gồm phí vận chuyển đến tận công trình).

Người ta thường tính khối lượng sử dụng đất như thế nào?

Hiện nay muốn biết chính xác cách tính khối lượng để sử dụng đất san lấp trong công trình thì người ta sử dụng các phần mềm như : excel, 3Dmax…
Ngoài ra để tính đất san lấp bao nhiêu tiền một khối thì cần phải có người có trình độ cao>> từ đó dẫn đến nhiều thuận lợi cũng như đảm bảo cho công trình thi công diễn ra an toàn,suôn sẻ hơn dự định.

Quy trình thực hiện san lấp công trình xây dựng ra sao?

Quá trình san lấp mặt bằng muốn thi công an toàn thì cần phải thực hiện đúng quy trình:
NGOÀI đất san lấp ra thì công ty vật liệu xây dựng cung cấp các mặt hàng xây dựng khác trên thị trường: cát bê tông,cát xây tô,gạch ống,cát trân châu ,sắt hộp,đá 1×2 đen,đá 1×2 xanh,….