Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ không?

11/11/2022 | 15:45 59 lượt xem Lò Chum

Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ không?

Thưa luật sư nhà tôi có hai mảnh ruộng được chia theo hộ gia đình theo quy định của xã. Khi nhận ruộng và trồng lúa thì gia đình tôi thấy hai mảnh ruộng nếu dồn vào làm 1 thửa thì sẽ dễ chăm bón và thu hoạch hơn. Nên tôi muốn hỏi luật sư là nếu Đất dồn thửa có được cấp sổ đỏ không? Điều kiện để Đất dồn điền đổi thửa như thế nào? Thủ tục để dồn điền đổi thửa như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ không? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Khái niệm về dồn điền đổi thửa là gì?

Dồn điền đổi thửa là chủ trương, chính sách của Nhà nước quy định đối với các loại đất nông nghiệp. Theo đó, khái niệm dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được hiểu là việc dồn điền đổi thửa từ các thửa hoặc thửa nhỏ thành nhiều thửa.

Mục đích của việc dồn điền đổi thửa này nhằm giúp cho việc canh tác của người dân diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Nhờ đó, sản xuất trở nên thống nhất trên quy mô lớn, năng suất lao động cao hơn.

Điều kiện thực hiện dồn điền đổi thửa?

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự ý dồn điền đổi thửa mà phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, thửa đất / khu đất được dồn điền đổi thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Ngoài ra, các lô đất. / thửa đất phải đảm bảo không có tranh chấp, không bị kê biên quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án và thửa đất / thửa đất còn thời hạn sử dụng.
  • Thứ hai, theo điểm b khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 thì cá nhân / hộ gia đình có quyền sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với cá nhân / hộ gia đình. trong cùng xã / phường / thị trấn. Trong đó hạn mức quy định không quá 10 lần giao đất nông nghiệp cho mỗi cá nhân / hộ gia đình.
  • Thứ ba, việc dồn điền đổi thửa cần phải được cá nhân, hộ gia đình đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai và được cơ quan có thẩm quyền ghi vào sổ địa chính.

Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ không?

Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ không?
Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ không?

Việc cấp sổ đỏ mới đối với trường hợp dồn điền, đổi thửa được quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sẽ thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp (sổ đỏ) khi thực hiện dồn điền, đổi thửa.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 5 Nghị định 148/2020 đã bãi bỏ trường hợp dồn điền đổi thửa được cấp đổi sổ đỏ mà thay vào đó sẽ được cấp mới. Cụ thể khoản 25 Điều 1 Nghị định 148/2020 nêu rõ: “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận”.

Như vậy, từ ngày 8.2.2021, Nghị định 148/2020 có hiệu lực, khi thực hiện dồn điền, đổi thửa, người dân sẽ được cấp sổ đỏ mới.

Riêng trường hợp người sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng thì việc cấp sổ đỏ sẽ tiến hành như sau:

(i) Người sử dụng đất nộp bản sao hợp đồng thế chấp thay cho sổ đỏ đã cấp để làm thủ tục cấp sổ đỏ mới;

(ii) Văn phòng đăng ký đất đai thông báo danh sách cấp sổ đỏ mới cho ngân hàng, nơi nhận thế chấp; xác định việc thế chấp vào sổ đỏ sau khi Sổ đỏ được cấp mới.

Điều kiện cấp đổi sổ do dồn điền đổi thửa

     Điểm c khoản 1 điều 76 nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp được cấp đổi Giấy chứng nhận trong đó có trường hợp do dồn điền đổi thửa như sau:

    “Điều 76. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

     1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

     …

     c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;”

Thủ tục cấp mới sổ đỏ khi thực hiện dồn điền đổi thửa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp mới sổ đỏ

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính quy định thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục cấp mới sổ đỏ bao gồm:

Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK; Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có); Một số giấy tờ tùy thân khác: Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân,…

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp mới sổ đỏ

Tại khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để tiến hành thủ tục cấp mới sổ đỏ.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Về quá trình tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn 3 ngày làm việc;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận; viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.

Theo khoản 25 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung khoản 6 Điều 78 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

Chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp sổ đỏ cho người đã thực hiện xong “dồn điền đổi thửa” theo phương án được duyệt;

Lập hoặc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức trao sổ đỏ cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Hồ sơ đề nghị và thủ tục dồn điền đổi thửa là gì?

Hồ sơ đề nghị dồn điền đổi thửa gồm những gì?

Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để thực hiện dồn điền đổi thửa cá nhân/hộ gia đình cần chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm các giấy tờ:

  • Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận của từng cá nhân/hộ gia đình theo Mẫu số 10/ĐK;
  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng);
  • Văn bản chứng minh sự thỏa thuận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân/hộ gia đình;
  • Quyết định chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất đã được UBND quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.
  • Biên bản giao/nhận ruộng đất theo phương án dồn điền đổi thửa của địa phương (nếu có).

Thủ tục dồn điền đổi thửa

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 78 Nghị định 43/2014 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung tại Khoản 25 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký đất đai khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:

1. Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung đã được thay đổi vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

2. Văn phòng đăng ký đất đai chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình lãnh đạo UBND cấp huyện nhằm giải quyết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng đã được duyệt phương án dồn điền đổi thửa.

3. Lập mới/cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai về đất đã được dồn điền đổi thửa là gì. Đồng thời, tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tại xã/phường/thị trấn nơi có đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ không. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn đặt cọc đất, thủ tục chia nhà ở khi ly hôn ; Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ đến hotline 0833 102 102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Nguyên tắc của phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp?


Nghị định 64 về dồn điền đổi thửa lao lý công tác làm việc chỉ huy dồn điền đổi thửa tại những địa phương phải được thực thi công khai minh bạch, minh bạch và bảo vệ tính đồng thuận cao của dân cư. Theo đó, chỉ huy những địa phương không được tự ý sắp xếp dồn điền đổi thửa mà không trải qua quan điểm người sử dụng đất .
Quan trọng hơn hết, giải pháp dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp phải bảo vệ quy hoạch tổng thể và toàn diện. Như vậy mới tạo được sự thuận tiện cho công tác làm việc sản xuất lâu bền hơn, không gây ảnh hưởng tác động đến mạng lưới hệ thống thủy lợi, giao thông vận tải nội đồng …

Quy định về quy trình xin cấp sổ đỏ mới đối với trường hợp dồn điền đổi thửa ?

Bước1: Người dân nộp các giấy tờ liên quan đến thửa đất / khu đất như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước2: Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận vào hồ sơ cấp sổ đỏ mới nếu hồ sơ của người dân đầy đủ, đúng quy định.
Bước3: Văn phòng đăng ký đất đai gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường trình lãnh đạo UBND cấp huyện cấp mới sổ đỏ cho các đối tượng đã được phê duyệt phương án dồn điền đổi thửa. .
Bước4: Văn phòng đăng ký đất đai lập hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính khu đất đã dồn điền đổi thửa. Đồng thời, tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân xã / phường / thị trấn nơi có đất.

Nhà nước thực hiện việc dồn điền đổi thửa có mục đích gì?

Việc dồn điền đổi thửa là chủ trương của Nhà nước nhằm mục đích thiết kế xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá. Vì vậy, chủ trương này đã và đang xử lý hàng loạt yếu tố như :
Giúp những cơ quan chức năng thuận tiện hơn trong việc quản trị công tác làm việc sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương. Qua đó, giúp hạn chế tối đa những trường hợp tranh chấp đất đai liền kề, tranh chấp lối đi chung … của người sử dụng đất nông nghiệp .
Giúp người dân xử lý thực trạng manh mún, phân tách trong canh tác đất nông nghiệp. Người dân thuận tiện đưa cơ giới hoá và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển vào sản xuất. Hướng đến sự vận động và di chuyển cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa .