Dự thảo luật tiểu bang sửa đổi dự kiến sẽ được công chúng tranh luận vào cuối ngày 15 tháng 3. Dự luật đưa ra các biện pháp chuyển tiếp đối với các hộ gia đình được giao đất, cho thuê đất, được giao quyền sử dụng đất, được tặng cho quyền sử dụng đất trước thời điểm Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực. Vì vậy, hộ gia đình có quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản là bất động sản khác (Sổ hồng) ghi tên tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm dự thảo này trong bài viết “Đất của hộ gia đình sẽ ghi tên tất cả thành viên hộ trên sổ hồng đúng không?” sau đây.
Để chung quyền sử dụng đất, các thành viên trong hộ gia đình phải đáp ứng điều kiện nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có đưa ra khái niệm mới của hộ gia đình sử dụng đất như sau:
Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất; thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo quy định của Luật này, bao gồm:
2. Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (sau đây gọi là hộ gia đình).
Như vậy, theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có đề xuất để có chung quyền sử dụng đất, các thành viên trong hộ gia đình cần đáp ứng những điều kiện như:
Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
Có quyền sử dụng đất trước ngày Dự thảo Luật đất đai có hiệu lực thi hành.
Đất của hộ gia đình sẽ ghi tên tất cả thành viên hộ trên sổ hồng đúng không?
Theo nội dung tại khoản 5 Điều 143 Dự thảo Luật Đất đai đang được lấy ý kiến có đề cập đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) đối với hộ gia đình như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
5. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp một Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Đối với trường hợp giấy chứng nhận đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi Giấy chứng nhận và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
Trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện hộ gia đình.
Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, theo nội dung tại dự thảo thì đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình sẽ được cấp sổ đỏ có ghi tên của đầy đủ các thành viên trong gia đình.
Đối với sổ đỏ đã được cấp, nếu các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất có nhu cầu thì được cấp đổi sổ đỏ mới và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
Quy định về việc ghi sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hiện nay như thế nào?
Hiện nay, việc ghi thông tin sổ đỏ cấp cho hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT như sau:
Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Đối với giấy tờ nhân thân:
- Trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”;
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”;
- Trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;
Như vậy, việc ghi thông tin sổ đỏ cấp cho hộ gia đình được thực hiện theo quy định trên. Trong đó, việc ghi tên các thành viên hộ gia đình sử dụng đất không được đề cập cụ thể.
Trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đề cập đến việc sẽ ghi tên các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
5. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 như sau:
…Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”
Tuy nhiên, quy định trên đã bị ngưng hiệu lực thi hành bởi Điều 1 Thông tư 53/2017/TT-BTNMT.
Do đó, hiện nay, việc ghi tên trên sổ hồng của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện đối với chủ hộ hoặc tên thành viên đại diện trong trường hợp chủ hộ không có quyền sử dụng đất chung.
Thông tin liên hệ
Tư vấn Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất của hộ gia đình sẽ ghi tên tất cả thành viên hộ trên sổ hồng đúng không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan và các thông tin pháp lý như ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất năm 2023
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau ly hôn ghi tên ai?
- Tra cứu lệ phí trước bạ nhà đất năm 2023 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo Cục Đăng ký đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT), việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên sổ đỏ sẽ do các thành viên tự thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực là hợp lý nhằm minh bạch quyền sử dụng đất chung, bảo vệ quyền lợi của các thành viên, tránh phát sinh tranh chấp trong quá trình sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 2013 đã có quy định đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là “sổ đỏ”) cho đối tượng là hộ gia đình.
Thông tư số 23 năm 2014 (Bộ TN&MT) cũng nêu rõ: Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho đối tượng là hộ gia đình thì ghi “hộ ông” (hoặc “hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó. Nếu có nhu cầu cấp một sổ đỏ, ghi đầy đủ tên thành viên
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Cách ghi tên trên trang bìa Sổ đỏ, Sổ hồng, tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014 (Số: 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014) quy định về cách ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận, có 5 trường hợp sau:
1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);
c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.