Đất chưa có sổ đỏ có được chia thừa kế không?

07/04/2023 | 16:23 30 lượt xem Tình

Xin chào Luật sư, tôi tên là Quỳnh, tôi hiện đang sinh sống tại Bắc Kạn. Tôi đang có thắc mắc về vấn đề liên quan đến luật đất đai như sau: Ông tôi năm nay đã 85 tuổi, hiện ông đang rất yếu và ông có nguyện vọng muốn lập di chúc chia thừa kế. Ông bảo khi ông mất thì mảnh đất này sẽ chia đôi cho bố tôi và bác tôi. Tuy nhiên. mảnh đất đó chưa có sổ đỏ nên tôi không biết rằng nếu đất chưa có sổ đỏ thì có được chia thừa kế không. Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Xin mời bạn tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về Đất chưa có sổ đỏ có được chia thừa kế không? của chúng tôi.

Điều kiện thừa kế đối với đất đai?

Theo quy định tại khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp; nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc thừa kế đất đai phải đáp ứng được các điều kiện đã được quy định của pháp luật. Theo đó trong trường hợp; lập di chúc trao quyền thừa kế đất đai thì; bản thân của di sản thừa kế ở đây là đất đai cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định như trên. Vậy có có cách nào để Đất không sổ đỏ có được lập di chúc chia thừa kế? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ở phần sau.

Quy định của pháp luật về quyền thừa kế?

Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền thừa kế như sau:

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Bộ luật dân sự có quy định về hình thức của di chúc như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.  (di chúc miệng chỉ được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản; sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ).

Theo Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Đất chưa có sổ đỏ có được chia thừa kế không?

Căn cứ vào Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, việc xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

– Đối với đất do người đã mất để lại mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

– Đối với trường hợp đất do người đã mất để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người đã mất để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì được phân biệt như sau:

+ Trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.

+ Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

Như vậy, cho dù đất vẫn chưa có sổ đỏ, sổ hồng nhưng nếu quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì vẫn có thể được chia di sản thừa kế theo quy định.

Đất chưa có sổ đỏ có được chia thừa kế không?

Đất không có sổ đỏ chia thừa kế như thế nào? 

Theo pháp luật dân sự Việt Nam quy định có hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. 

* Chia thừa kế theo di chúc

Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Di chúc như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Đồng thời tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, nếu di chúc hợp pháp, việc chia thừa kế là quyền sử dụng đất sẽ được phụ thuộc vào nội dung di chúc. Tuy nhiên, khi có người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản sẽ được chia lại để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

* Chia thừa kế theo pháp luật 

Căn cứ theo định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 651 và Điều 652, thừa kế theo pháp luật sẽ chia như sau:

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất chưa có sổ đỏ có được chia thừa kế không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến giấy thỏa thuận mua bán nhà đất và đặt cọc. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục cần thực hiện việc xin cấp sổ đỏ trước khi chia thừa kế?

Theo pháp luật thừa kế hiện nay; những người thừa kế thường là những người thân thích trong gia đình; có mối quan hệ gần gũi nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mâu thuẫn với nhau chỉ vì người để lại di chúc không rõ ràng; không công bằng hoặc chính những người thừa kế lợi dụng kẽ hở pháp luật; để tranh giành phần hơn trong khối di sản thừa kế.
Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro đó có thể xảy ra; người có di sản để có thể lập di chúc lại trước khi lập di chúc nên thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với mảnh đất. Mặt khác, nhà nước cũng khuyến khích những trường hợp đang chiếm hữu và sử dụng đất hợp pháp nên thực hiện việc xin cấp sổ đỏ.
Cụ thể, tại Điều 100 Luật đất đai quy định việc cấp sổ đổ cho những người có giấy tờ liên quan, chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp. Và điều 101 Luật đất đai quy định việc cấp sổ đỏ cho những người; mặc dù không có những giấy tờ liên quan nhưng đã chiếm hữu và sử dụng lâu dài, không có tranh chấp với người khác và có sự xác nhận của chính quyền địa phương.

Các hình thức lập di chúc hiện nay?

Hiện nay; pháp luật quy định việc lập di chúc có thể được thực hiện thông qua 04 hình thức. Đó là:
Lập di chúc bằng miệng có người làm chứng.
Lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Lập di chúc bằng văn bản có công chứng.

Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không?

Để trả lời câu hỏi đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không, chúng ta cần xác định tính hợp pháp của việc sang tên quyền sử dụng đất cho bố bạn vào thời điểm năm 1998:
Việc sang tên quyền sử dụng đất có thể thực hiện qua hai hình thức là chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cho tặng quyền sử dụng đất. Với trường hợp của bạn, thời điểm sang tên ông bạn đã mất nên việc sang tên này được thực hiện dưới hình thức tặng cho quyền sử dụng đất, người tặng cho chỉ còn bà bạn. Mảnh đất này trước đó thuộc quyền sử dụng của ông và bà bạn, vậy theo quy định của pháp luật mỗi người sẽ có một phần quyền bằng nhau, khi ông bạn mất do không để lại di chúc hợp pháp nên căn cứ theo điểm b khoản 1 678 Bộ luật dân sự hiện hành tại thời điểm đó nửa mảnh đất thuộc phần quyền của ông bạn sẽ được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật nếu người có quyền và nghĩa vụ liên quan yêu cầu. Thời điểm ông bạn mất những người được quyền hưởng di dản của ông bạn theo pháp luật bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông bạn. Không ai có yêu cầu chia di sản mà đều không có ý kiến gì khi sang tên đất cho bố bạn mà đều đồng ý để bố bạn sử dụng đất theo đó giao dịch chuyển quyền sử dụng đất này là hoàn toàn hợp pháp. Theo đó hiện tại giao dịch này hoàn toàn có hiệu lực pháp luật các bác bạn không thể yêu cầu tuyên giao dịch vô hiệu được nữa,
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 463. Tặng cho bất động sản
1- Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2- Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký;
Nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm nhận tài sản.
D đó, trong trường hợp này, việc xác định đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không như sau: Khi bố bạn đã thực hiện đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì coi như việc tặng cho là có hiệu lực. Để thực hiện đòi lại phần đất này thì sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên giả sử nếu những người anh em của bố bạn đòi lại được phần đất này, thì sẽ được chia theo quy định về thừa kế tài sản theo Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015.