Để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân Việt Nam không chỉ có các trường công lập mà còn có các trường tư thục. Các trường tư thục này bao gồm tất cả các cấp học từ mầm non; Các cấp học mẫu giáo đến trung học cơ sở và sau đại học có mặt trên mọi miền đất nước, từ nông thôn đến thành thị. Nhu cầu càng nhiều nhưng không có diện tích để xây dựng trường học. Vậy có thể thành lập trường học trong tòa nhà chung cư ở Việt Nam? Mời bạn theo dõi câu trả lời ở vài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Nhà ở 2014
- Nghị định 16/2022/NĐ-CP
Có thể thành lập trường học trong tòa nhà chung cư ở Việt Nam?
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Và theo Khoản 11 Điều 6 Luật nhà ở 2014 cũng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
11. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.
Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở thì thuộc các hành vi bị nghiêm cấm. Như vậy, bạn không thể mở trường mầm non tại chung cư để dạy học.
Xử lý hành vi sử dụng chung cư để làm trường học
Căn cứ Điểm e Khoản 1, Điểm d Khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
d) Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;
Với hành vi mở trường học trong chung cư là hành vi sử dụng chung cư không vào mục đích để ở và hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở.
Diện tích tối thiểu để thành lập trường đại học
1. Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội. Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.
2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.
4. Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
5. Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường”.
Diện tích làm việc tối thiểu phòng học bộ môn tại trường tiểu học
Căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 11/7/2020) quy định diện tích làm việc tối thiểu phòng học bộ môn được tính trên cơ sở diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh tại trường tiểu học như sau:
Đối với phòng học bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50m2;
Đối với phòng học bộ môn Khoa học – Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50m2.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Có thể thành lập một trường học trong một tòa nhà chung cư ở Việt Nam?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mua bán đất có bắt buộc thanh toán qua ngân hàng không năm 2022?
- Con làm nhân viên văn phòng có được nhận tặng cho đất trồng lúa từ cha mẹ không?
- Thời hạn đăng ký biến động đất đai được quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định: Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Nếu là căn hộ chung cư được xây dựng chỉ với mục đích để ở, thì tuyệt đối không được mua, thuê để sử dụng làm văn phòng giao dịch. Điều này cũng được khẳng định tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014: “Cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở”.
Nhà chung cư có mục đích để ở là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng chỉ sử dụng cho mục đích để ở.
Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng để sử dụng vào mục đích ở và các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại.
Hiện nay, một số căn hộ nhà chung cư được chủ sở hữu chuyển đổi mục đích sử dụng từ nhà ở sang làm văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh là trái với mục đích sử dụng, không đảm bảo an toàn. Pháp luật về quản lý sử dụng nhà chung cư không cho phép chủ sở hữu nhà ở sử dụng hoặc cho người khác sử dụng phần sở hữu riêng trái mục đích quy định. Ngoài ra, việc sử dụng văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh xen lẫn với nhà ở gây xáo trộn, mất trật tự và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của các hộ dân sống ở các nhà chung cư. Chính quyền địa phương là nơi đã cho phép các chủ đầu tư phát triển nhà chung cư cần kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư dự án, các hộ dân sống trong nhà chung cư làm tốt công tác quản lý sử dụng nhà chung cư, đảm bảo quyền lợi của cả chủ đầu tư và các hộ dân. Trường hợp nhà nhiều tầng có mục đích sử dụng hỗn hợp mà có thể tách riêng các văn phòng với khu ở thì cần bố trí và quản lý các văn phòng như đối với công trình kinh doanh, dịch vụ. Trường hợp văn phòng không đảm bảo điều kiện làm việc theo Quy chuẩn xây dựng và Tiêu chuẩn quy định thì phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.”
Tuy nhiên, đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp, có một số tầng cho thuê văn phòng thì có thể làm trụ sở kinh doanh.